- Giải mã ký hiệu kỳ lạ trên điều khiển điều hòa nhiệt độ
- Tại sao quạt Mỹ và các nước châu Âu lại có tới 4,5 cánh trong khi quạt ở Việt Nam chỉ có 3 cánh?
- Những sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng điều hòa nhưng nhiều người vẫn nghĩ rằng đúng
Chúng ta thường thấy những chiếc dàn nóng điều hòa được lắp đặt bên ngoài phòng hoặc treo bên ngoài cửa sổ. Còn dàn lạnh thì tất nhiên được đặt trong phòng rồi. Thế nhưng có nhiều trường hợp lại đặt cả dàn nóng và dàn lạnh chung một phòng, chuyện này nghe có vẻ lỳ lạ và chẳng có thực, thế nhưng đây là chuyện hoàn toàn có thật đấy các bạn ạ.
Khoan tường lắp giá đỡ dàn nóng rồi lắp ống bảo ôn, nối dây điện như thế này thì chắc hẳn không phải là dàn dựng mua vui. Vậy lắp cả dàn nóng dàn lạnh trong phòng thì sẽ như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu qua một chút về nguyên lý hoạt động của điều hòa.
Điều hòa không khí thường có hai cục, hai cục này chúng ta quen gọi là dàn nóng và dàn lạnh. Như bình thường dàn nóng sẽ đặt ở bên ngoài và dàn lạnh sẽ cho vào trong phòng.
Bên trong chiếc dàn lạnh này có chứa một hệ thống tuần hoàn liên kết với dàn nóng để bay hơi một loại hóa chất lỏng gọi là gas lạnh, khi chất lỏng được bay hơi trong dàn lạnh ở nhiệt độ thấp sẽ thu nhiệt của không khí trong phòng. Không khí nóng trong phòng bị mất nhiệt sẽ lạnh đi và nhiệt độ trong phòng sẽ thấp xuống. Hơi do ga lạnh bay hơi tạo thành sẽ theo đường ống tới cửa hút của máy nén và được nén lên áp suất cao và nhiệt độ cao, sau đó tới dàn nóng.
Còn dàn nóng thường có nhiệt độ cao, vậy nên đặt ở bên ngoài sẽ dễ dàng tản nhiệt hơn (lúc này chiếc quạt ở dàn nóng sẽ thổi bay hơi nóng ra bên ngoài), còn một lượng hơi nóng bên trong dàn sẽ bị mất nhiệt, ngưng tụ thành nước chảy qua ống mao dẫn (hoặc qua van tiết lưu), để hạ áp suất và nhiệt độ chất lỏng xuống thấp rồi đi vào dàn lạnh lắp bên trong phòng.
Như vậy, nếu theo đúng nguyên lý mà nói thì dàn nóng của điều hòa bắt buộc phải đặt ở bên ngoài để đẩy khí nóng ra bên ngoài chứ không thể nào để bên trong. Nếu lắp chung cả dàn nóng và dàn lạnh chung một phòng thì chúng rất dễ xảy ra hiện tượng là ban đầu khi bật là chỗ nào dàn lạnh thổi ra thì mát, chỗ nào dàn nóng thổi ra thì nóng. Tuy nhiên chỉ một lúc sau căn phòng sẽ trở nên nóng hầm hập vì hơi lạnh từ dàn lạnh thổi ra không đủ để trung hòa luồng khí nóng từ dàn nóng.
Dàn nóng thường có nhiệt độ rất cao, cộng thêm ảnh hưởng từ chiếc quạt gió bên trong làm cho không khí trong phòng trở nên nóng hầm hập, bật điều hòa mà nóng hơn không bật. Lúc này hãy tưởng tượng xem, chiếc điều hòa của bạn sẽ phải gồng mình chạy hết công suất để làm mát căn phòng, điều này tất yếu sẽ khiến công tơ điện gia đình bạn quay vù vù.
Trở lại vấn đề lắp cả dàn lạnh và dàn nóng trong phòng như bức ảnh trên có lẽ chủ nhân của chiếc điều hòa này đã tự tay lắp điều mà và dường như thiếu hiểu biết về nguyên lý hoạt động cũng như không đọc kỹ sách hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Hậu quả của việc này sẽ thấy rõ khi cho điều hòa hoạt động.