Nếu sở hữu 8 kỹ năng này, bạn đích thực là một nhà lãnh đạo

Không ai có thể khẳng định rằng việc trở thành lãnh đạo là dễ dàng cả. Hoàn toàn không. Tuy nhiên, bạn có thể tìm hiểu các kỹ năng đặc trưng của một nhà lãnh đạo giỏi và rèn luyện dần. Chắc chắn, trong tương lai không xa, bạn sẽ trở thành một leader đích thực.

Hiếm có người nào sở hữu khả năng lãnh đạo một cách bẩm sinh. Đa phần, họ đều phải khổ luyện và không ngừng học tập. Thậm chí, ngay cả khi đã đạt được vị trí leader thì bản thân họ vẫn phải tiếp tục hoàn thiện những kỹ năng của mình để đạt đến trình độ xuất sắc nhất.

"Nếu hành động của bạn có thể truyền cảm hứng khiến người khác ước mơ nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm nhiều hơn và đạt được nhiều thành công hơn thì bạn là một nhà lãnh đạo" - John Quincy Adams.

Dưới đây là một vài kỹ năng quan trọng mà nếu đang là một ông chủ, sếp hay nhà quản lý thì bạn có thể rèn luyện ngay từ bây giờ để rút ngắn thời gian được công nhận là một nhà lãnh đạo.

1. Trao quyền cho những người đang trực tiếp làm việc

Mỗi doanh nghiệp tồn tại được hay không đều phụ thuộc vào những con người đang làm việc và cống hiến cho nó, đó có thể là nhà thiết kế sản phẩm, kỹ sư IT, chuyên viên quan hệ khách hàng và thậm chí là những tài xế xe tải.

Lãnh đạo

Hãy trao quyền quyết định xuống tới mức thấp nhất có thể, để mang lại cho các nhân viên tuyến dưới quyền hạn và trách nhiệm đối với công việc họ đang làm. Hãy để họ tự chủ trong việc đưa ra quyết định, lúc đó kết quả thu được sẽ nhanh hơn, còn nhân viên của bạn cũng sẽ được nâng cao ý thức và năng lực.

Một nhà lãnh đạo giỏi không phải là người xuất sắc trong việc "cover" tất cả các nhiệm vụ. Họ giỏi vì họ có thể nhìn ra được điểm mạnh của từng cấp dưới, bổ nhiệm đúng đầu việc phù hợp với khả năng của từng người và đảm bảo hoàn thành mọi mục tiêu đã định.

2. Thúc đẩy trách nhiệm cá nhân cả về chất lượng và số lượng

Hãy cho nhân viên của bạn cảm giác làm chủ trong công việc, đi kèm đó là một khoảng không gian nhất định để họ tự quyết định đâu là kết quả tốt nhất.

Hãy đặt kỳ vọng rằng nhân viên sẽ dám đưa ra quyết định và dám nhận trách nhiệm dù cho kết quả là tốt hay xấu. Đồng thời, đừng quên động viên những người sẵn sàng chịu trách nhiệm trong công việc bằng tiền thưởng, thăng tiến hay các khoản đãi ngộ khác.

3. Tạo sự rõ ràng về vai trò công việc

Để làm việc có hiệu quả thì mỗi nhân viên phải biết chính xác trách nhiệm công việc cũng như các tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất của họ.

Quản lý

Hãy làm rõ điều đó bằng cách mô tả công việc kỹ càng và liên tục đánh giá hiệu suất của mỗi cá nhân. Hãy khuyến khích nhân viên nắm rõ vai trò của mình, có ý thức chịu trách nhiệm và khen thưởng những người làm đúng.

4. Chia sẻ quyền lãnh đạo

Khi chia sẻ quyền lãnh đạo, bạn sẽ tăng cường mức độ tham gia vào sự nghiệp chung của công, từ đó làm tăng lòng trung thành của nhân viên. Hãy hướng dẫn cho nhân viên của mình biết cách lãnh đạo và trao quyền, khuyến khích họ chủ động hơn và tạo ra một môi trường hỗ trợ vững chắc.

Một khi các thành viên trong đội ngũ của bạn đứng ra nhận vị trí lãnh đạo, hãy chắc chắn rằng họ sẽ được khen thưởng xứng đáng với những cố gắng và thành quả mà họ đã đạt được.

Đừng lo sợ cấp dưới sẽ vượt quyền hay quyền lãnh đạo của bạn bị giảm sút khi chia sẻ quyền cho nhân viên. Bởi lẽ, một nhà lãnh đạo giỏi sẽ biết kiểm soát các thành viên trong đội sao cho vẫn thể hiện được cái "uy" của mình và ai cũng nắm được những giới hạn nhất định.

5. Xây dựng tinh thần tập thể

Hãy xây dựng một đội ngũ có tinh thần tập thể và biết xem trọng năng lực tự quản lý. Ngoài ra, hãy lập ra các nhóm tập hợp nhân viên từ các bộ phận khác nhau và trao cho họ các mục tiêu quan trọng. Cùng lúc đó, khuyến khích việc đào tạo lẫn nhau trong nội bộ và cung cấp các nguồn lực cần thiết cho các nhóm này hoàn thành nhiệm vụ của họ.

6. Học cách lắng nghe và trò chuyện

Một nhà lãnh đạo giỏi cần phải biết khuyến khích các cuộc trò chuyện thành thật, cởi mở giữa các thành viên trong tổ chức. Hãy chắc chắn là bạn luôn chào đón những nhân viên sẵn sàng chia sẻ một cách trung thực về mọi vấn đề, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ để mọi người có một không gian chung cùng thảo luận, bàn bạc và đưa ra ý kiến góp phần xây dựng tổ chức vững mạnh.

7. Tìm kiếm sự đồng thuận

Nhà lãnh đạo

Là lãnh đạo không có nghĩa là bạn có thể thấu hiểu được mọi chuyện. Do vậy, lắng nghe các phản hồi, ý kiến đóng góp của nhân viên, đặc biệt là giải pháp cho các vấn đề quan trọng luôn là điều mà mỗi nhà lãnh đạo cần chú ý đến.

Hãy xem xét nghiêm túc các đề xuất của họ và xây dựng sự đồng thuận đối với các quyết định chung. Nếu có phát sinh sự khác biệt trong quan điểm của mọi người, hãy cùng nhau giải quyết chúng.

8. Cống hiến hết mình cho công việc

Trước khi quyết định cống hiến hết mình cho sứ mệnh của công ty, bạn phải hiểu rõ sứ mệnh đó là gì. Nếu chưa xác định được điều này, hãy thảo luận với mọi người để cùng tạo ra một tuyên bố chung và đảm bảo tất cả sẽ cùng nhau phấn đấu vì sứ mệnh của doanh nghiệp.

Thứ Ba, 12/07/2016 11:00
31 👨 1.605
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc