Muốn loại bỏ cảm giác uể oải vào đầu giờ chiều, hãy rèn luyện thói quen ngủ trưa

Ngủ trưa sẽ giúp bạn tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn vào buổi chiều.

Bạn có đế ý thấy vào buổi chiều, cơ thể thường rất uể oải và mất tập trung không? Bạn bắt đầu gật gù, ngón tay có thể di chuyển nhanh hơn trên bàn phím nhưng khi nhìn vào màn hình thì bạn không thể hiểu nổi mình đã gõ gì nữa? Bạn tìm đến các loại nhạc giúp tỉnh táo tinh thần nhưng dường như đến cả Rock hay Hip Hop cũng không có đủ "quyền năng" để đưa bạn thoát ra khỏi trạng thái "nửa tỉnh nửa mê" đó?

Giải pháp ở đây là mỗi ngày, hãy dành khoảng 30 phút để nghỉ trưa thay vì xem phim, chát chít hay buôn chuyện.

Tại sao ngủ trưa lại quan trọng?

Ngủ trưa đã được chứng minh là giải pháp giúp kiểm soát hormone gây căng thẳng, kích thích quá trình sản sinh hormone tăng trưởng, sửa chữa tế bào và thúc đẩy hệ tuần hoàn hoạt động khỏa mạnh, từ đó, giúp bạn sống lâu hơn, trẻ hơn và giữ cơ thể luôn trong trạng thái chủ động. Chỉ cần có một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa mỗi ngày, bộ não của bạn sẽ được "nạp" năng lượng, hồi phục lại các chức năng, cải thiện trí nhớ và tăng khả năng sáng tạo.

Ngủ trưa

Teho giáo sư Jim Home đến từ Đại học Loughborough thì cơ thể con người cần có hai giấc ngủ vào mỗi ngày: một là giấc ngủ ngắn vào buổi trưa và giấc ngủ dài hơn vào buổi tối.

Một bài báo được đăng tải trên Tạp chí The New York Times cũng nhấn mạnh ngủ trưa là một hoạt động rất phổ biến của người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới.

"Nhiều bằng chứng khoa học mới đây đã khẳng định rằng ngủ trưa – ngay cả khi chỉ kéo dài trong thời gian rất ngắn – thì cũng có tác dụng nâng cao chức năng nhận thức ở một mức rất có ý nghĩa", dẫn lời của Jonathan Friedman – bác sĩ y khoa, giám đốc của Học viện Texas Brain and Spine (thành phố Bryan, bang Texas) chuyên nghiên cứu về xương sống và não bộ.

Ngủ trưa giúp tăng sức mạnh não bộ

Một nhóm nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của bác sĩ Matthew Walker – trợ lý giáo sư tại Đại học California đã khẳng định ngủ trưa giúp làm sạch không gian lưu trữ tạm thời của não bộ. Nhờ vậy, não sẽ sẵn sàng tiếp nhận và lưu trữ thông tin mới. Các chuyên gia cũng cho rằng một giấc ngủ trưa kéo dài khoảng 1 giờ có thể giúp tinh thần sảng khoái, khôi phục nguồn điện não và làm cho bạn thông minh hơn.

Nghiên cứu trên được thực hiện vào giữa trưa với sự tham gia của 39 thanh niên khỏe mạnh, được chia làm hai nhóm: nhóm ngủ trưa (nhóm 1) và nhóm không ngủ trưa (nhóm 2). Đến 2 giờ trưa, nhóm 1 đã ngủ được 1,5 tiếng. Vào lúc 6h chiều, các chuyên gia tiếp tục yêu cầu giao cho các nhóm hoàn thành một số hoạt động liên quan đến nhận thức và kết quả là nhóm 1 có thành tích vượt trội hơn hẳn.

Nghỉ ngơi

Hồi hải mã (Hippocampus)

Hồi hải mãi là nơi lưu trữ tạm thời các thông tin mang tính chất sự kiện, sau đó, chuyển những thông tin này về vùng vỏ não trước trán. Theo Walker, hồi hải mã có chức năng giống như hộp thư đến của Gmail – khi đã đầy thì không thể chứa thêm tin nhắn mới nào và cần phải xóa hoặc đẩy bớt vào thùng rác - ở đây là bạn cần phải nghỉ ngơi để hồi hải mã được "dọn dẹp" và có thêm không gian trống để lưu trữ thông tin mới.

Ngủ trưa và khả năng sáng tạo

Nhiều nghiên cứu gần đây (được công bố trong cuộc họp thường niên của các nhà thần kinh học) chỉ ra rằng khi nghỉ ngơi, phần não phải sẽ được kích thích trong khi bán cầu não trái tương đối "im lặng" và chính điều này là cơ sở cho quá trình phục hồi khả năng sáng tạo, bao gồm tư duy và hình ảnh hóa.

Rõ ràng một giấc ngủ trưa dù ngắn hay dài đều có tác dụng rất lớn cho việc phục hồi năng lượng và chức năng não bộ. Vậy thì từ nay, hãy rèn luyện thói quen nghỉ ngơi vào buổi trưa để không còn cảm giác mệt mỏi vào đầu giờ chiều nhé.

Thứ Năm, 30/06/2016 14:15
31 👨 1.032
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng sống