Làm sao để hoàn thành tốt công việc khi bạn đang chán nản và chẳng mấy hứng thú?

Trong cuộc sống đôi khi chúng ta cảm thấy chán nản và không mấy hứng thú để có thể làm việc, và mỗi lần như vậy công việc của chúng ta lại không đạt hiệu quả cao. Đây là hiện tượng gây ra loạn tâm lý khô khan, chán trường, mệt mỏi với công việc hiện tại. Chính sự chán nản và không hứng thú trong công việc là hệ quả của sự trì hoãn, chúng âm thầm ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Thậm chí, sự trì hoãn còn có thể "gây nghiện" một cách đáng sợ, vậy phải làm thế nào?

Sự trì hoãn = "Tôi chẳng biết bắt đầu từ đâu"

Công việc luôn trì hoãn

Trì hoãn, hay còn có những cách gọi khác với nghĩa tương tự là tính chần chừ, thói lề mề, thói rề rà, ù lỳ... là thuật ngữ trong tâm lý học chỉ về những thói quen của con người có xu hướng để chậm lại, tự hoãn lại, chưa muốn bắt tay vào làm ngay một công việc phải làm, hoặc có tâm lý chờ và để một thời gian sau đó mới thực hiện. Trì hoãn còn là cách mà chúng ta lảng chánh những công việc đáng lẽ nó cần giải quyết sớm, nhưng nó luôn bị để lại phía sau, giải quyết chậm trễ và đôi khi công việc đó sẽ đi luôn vào quên lãng nếu không quan trọng.

Trì hoãn là cách mà hầu hết chúng ta đều làm, đây là cách thay đổi công việc, thường chúng ta sẽ chọn làm những công việc ở mức độ cao hơn để giải quyết trước, còn những công việc đơn giản thì chủ quan và thường để lại sau, hay là sự ưu tiên làm những việc mà bản thân yêu thích hoặc cảm thấy thoải mái hơn là những việc quan trọng, cần phải làm.

I. Nguyên nhân của hội chứng này có thể là do có quá nhiều thứ làm bạn phân tâm

Nguyên nhân của hội chứng trì hoãn

Hầu hết hội chứng chán nản công việc là một trong những tâm lý thường gặp nhất nơi công sở và hầu hết họ lại đang lãng phí khoảng thời gian của mình nơi đây. Mặc dù đó không phải là lỗi hoàn toàn từ họ. Văn phòng là nơi có nhiều thứ khiến bạn sao nhãng trong công việc như đồng nghiệp, facebook, điện thoại... Làm chúng ta rất khó để tập trung sáng tạo và làm việc hiệu quả ở một nơi như vậy.

Một cuộc khảo sát đối với các nhân viên ở văn phòng cho rằng, họ sẽ khỏe mạnh và làm việc hiệu quả hơn bên ngoài văn phòng. Không chỉ có vậy, ăn các loại đồ ăn có lợi cho sức khỏe cũng làm tăng năng lực và hiệu quả của bộ não.

Vì vậy các công ty hãy tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên của mình để họ có thể làm việc hiệu quả hơn như mang lại cho nhân viên của mình những bữa ăn nhẹ lành mạnh, hoặc cho nhân viên vận động nhẹ nhàng khi phải ngồi nhiều và đương nhiên, phải có những quy định mềm dẻo để hạn chế nhân sự sử dụng mạng xã hội trong giờ làm việc.

II. Việc đơn giản đừng bao giờ chủ quan

Việc đơn giản đừng bao giờ chủ quan

Chúng ta thường chỉ quan tâm và ưu tiên giải quyết những vấn đề khó trước, còn những việc quá đơn giản thì lại rất chủ quan và có thể bỏ qua chúng, nhưng bạn không biết rằng những công việc càng đơn giản lại càng nguy hiểm. Vì sao ư? Vì tâm lý của chúng ta khi tiếp nhận chúng thường cho rằng, những công việc đơn giản như này giải quyết xíu là xong, vậy nên làm lúc nào chả được. Với suy nghĩ như vậy chúng ta cứ để những công việc đơn giản dồn lại, và lâu dần nó trở thành một công việc vô cùng khó khăn, phức tạp với chúng ta, lúc ấy rất khó để giải quyết nó đơn giản được.

Vậy nên khi gặp việc dễ thì đừng chủ quan mà hãy giải quyết nó ngay tức thì, đừng để nó kéo dài dai dẳng và đánh bại bạn. Thường thì, những công việc đơn giản không tạo cho chúng ta hứng thú, không có cảm giác thử thách và chinh phục. Nhưng đừng để quá nhiều công việc đơn giản dồn lại sẽ khiến cho bạn khó khăn hơn nhiều.

Đừng chủ quan với việc đơn giản

Ví dụ, bạn ghét phải nhập liệu, dù đây là việc đơn giản, quan trọng là chính xác và cần sự tỉ mỉ. Hãy nghĩ đến vai trò của dữ liệu, chúng ảnh hưởng như thế nào đến những việc liên quan sau này? Sự vận hành của cả hệ thống phụ thuộc vào những công việc tưởng chừng "vơ vẫn" này, nghĩ đến đây thì bạn có xắn tay lên làm ngay không? Làm chứ! Phạt lương hay thậm chí là đuổi việc là điều chẳng ai muốn cả.

III. Cách để giải quyết hội chứng chán nản công việc

1. Thay đổi góc độ, suy nghĩ đa chiều

Thay đổi góc độ, suy nghĩ đa chiều

Hãy dành cho bản thân những điều tốt nhất, quan tâm, chăm sóc cho bản thân vì chẳng ai có thể giúp bạn làm tốt điều đó ngoài chính bạn. Khi gặp những điều khó khăn, bạn hãy suy nghĩ theo nhiều chiều hướng khác nhau. Tư tưởng "tái ông thất mã" không phải để chúng ta tự thỏa mãn mà không cầu tiến, nó chỉ có ích khi bạn vận dụng như một cách xoa dịu chính mình lúc tinh thần xuống dốc cực độ. Ngoài ra, bạn đừng phủ định bản thân một cách cực đoan khiến cho ý chí theo đuổi công việc bị suy giảm.

2. Hãy cho bản thân nghỉ ngơi

Hãy cho bản thân nghỉ ngơi

Nếu cả năm bạn chỉ làm việc thì nên dành chút thời gian tự thưởng cho bản thân để đi du lịch dài ngày hay ngắn ngày đều được. Là nhân viên chăm chỉ, không đồng nghĩa với việc không được thả lỏng. Lúc cần thiết, thì bạn cũng nen cho bản thân được nghỉ ngơi, hít thở khí trời trong lành, vui chơi đây đó như một cách nạp lại năng lượng cho bản thân để tiếp tục phấn đấu.

3. Vận động thích hợp

Vận động thích hợp

Vận động cơ thể bằng các bài tập thể dục thẩm mỹ chính là phương pháp tốt nhất để giảm áp lực, cải thiện giấc ngủ, giúp tâm trạng ổn định và tốt hơn. Với dân công sở, bạn nên duy trì nguyên tắc vận động "333", tức là mỗi tuần 3 ngày, mỗi ngày 30 phút và vận động vừa sức với nhịp tim dưới 130 lần thôi. Ví dụ như đi bộ, bơi lội là những môn thích hợp nhất.

4. Làm việc với những người thú vị

Làm việc với những người thú vị

Những người vui tính, cởi mở và đầy nhiệt huyết trong công việc sẽ giúp bạn cảm thấy phấn khởi, hứng thú cho công việc. Nếu bạn đang thật sự chán chường trong công việc của mình thì hãy tìm cho mình một người đồng nghiệp tự tin, đầy sức sống để có thể giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

5. Dọn dẹp không gian làm việc

Dọn dẹp không gian làm việc

Bàn làm việc cũng giúp tinh thần của chúng ta tốt lên nếu có chiếc bàn làm việc xinh xắn hoặc cũng khiến tâm trạng bạn tồi tệ nếu làm việc với chiếc bàn bừa bộn. Vậy nên hãy dành chút thời gian để dọn dẹp bàn làm việc của mình để giúp bạn giải tỏa tâm lý và tạo tâm trạng tốt nhất khi làm việc.

6. Thay đổi công việc

Thay đổi công việc

Nếu như bạn đã thử hết mọi cách mà vẫn không thể giúp bạn cải thiện được tình hình và cân bằng lại tâm trạng, lấy lại niềm vui trong công việc, thì cách tốt nhất nên làm ngay lúc này là thay đổi công việc.. Tuy nhiên, để có thể thay đổi được một công việc bạn cần có thời gian để chuẩn bị cũng như tài chính của bạn phải tốt và các mối quan hệ tiềm năng và cơ hội phát triển khác. Theo đuổi một công việc mà bạn đã không còn niềm đam mê, thích thú thì dù cố gắng đến mấy cũng không có hiệu quả. Đây là lúc bạn cân nhắc cho một công việc mới.

Thứ Năm, 13/04/2017 16:28
31 👨 1.889
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc