Lạm phát là gì? Tỷ lệ lạm phát là gì? Nguyên nhân của lạm phát?

Lạm phát là một trong những cụm từ xuất hiện khá nhiều trên các phương tiện truyền thông cũng như trong đời sống. Tuy nhiên, có nhiều người không hiểu lạm phát là gì, nguyên nhân lạm phát. Để giải đáp thắc mắc này, mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Lạm phát là gì

Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hoá, dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô.

Có thể hiểu đơn giản, lạm phát là việc giá cả các mặt hàng, dịch vụ tăng lên. Khi đó, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và chi trả phí dịch vụ ít hơn so với trước đây. Điều này làm giảm sức mua của người dân trên một đơn vị tiền tệ, tác động đến

Trong một quốc gia, khi giá cả tăng lên, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hoá và chi trả phí dịch vụ ít hơn so với trước đây. Theo đó, có thể hiểu, lạm phát là một hình thức phản ánh sự suy giảm sức mua của người dân trên một đơn vị tiền tệ, tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó.

Ví dụ về lạm phát: Vào năm 2018, một bán bún chả thường có giá 30.000 đồng. Nhưng đến năm 2022, giá của nó đã tăng lên 45.000 đồng một bát.

Ngoài ra, lạm phát còn có thể hiểu ngoài phạm vi một quốc gia, được coi là sự giảm giá trị tiền tệ của quốc gia này so với loại tiền tệ của quốc gia khác.

Tỷ lệ lạm phát là gì?

Tỷ lệ lạm phát là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế, cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát có thể được tính theo  tháng, quý, nửa năm hay một năm.

Tính tỷ lệ lạm phát thường dựa vào chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giảm phát GDP.

Các mức độ của lạm phát

Hiện lạm phát được chia thành 03 mức độ như sau:

STT

Mức độ

Đặc điểm

1

Lạm phát tự nhiên

Có tỷ lệ lạm phát từ 0 - 10%/năm.

Ở mức độ này, các hoạt động của nền kinh tế vẫn sẽ được hoạt động bình thường, đời sống của người dân vẫn diễn ra ổn định.

2

Lạm phát phi mã

Tỷ lệ lạm phát từ 10% - dưới 1000%/năm

Khi ở mức độ này, nền kinh tế của một quốc gia sẽ bị biến động nghiêm trọng; đồng tiền cũng bị mất giá trầm trọng khiến thị trường tài chính bị phá vỡ.

3

Siêu lạm phát

Tỷ lệ lạm phát trên 1000%/năm

Đây là tình trạng lạm phát vô cùng nghiêm trọng khiến nền kinh tế của quốc gia này sẽ lâm vào tình trạng rối loạn, thảm hoạ và khó khôi phục lại như tình trạng bình thường.

Nguyên nhân lạm phát là gì?

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng lạm phát của nền kinh tế. Và dưới đây là 4 nguyên nhân phổ biến nhất.

Lạm phát do cầu kéo

Có thể hiểu là một mặt hàng nào đó tăng giá kéo theo giá cả của các mặt hàng khác cũng tăng theo. Như vậy, giá trị của đồng tiền giảm, người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để mua một hàng hóa hoặc sử dụng một dịch vụ.

Ví dụ: Như khi giá xăng tăng cao sẽ kéo theo giá cước xe khách, giá xe taxi, giá vận chuyển hàng hóa… tăng lên. Điều này khiến giá cả các mặt hàng cũng tăng lên.

Lạm phát do xuất khẩu

Khi hàng hoá xuất khẩu tăng dẫn đến lượng hàng hoá trong nước giảm, dẫn đến không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân khiến giá cả tăng lên và xảy ra tình trạng lạm phát.

Ví dụ: Khi hàng nông sản trong nước được tập trung phần lớn để xuất khẩu khiến hàng nông sản dùng để bán trong nước giảm sút. Điều này dẫn đến tình trạng giá bán nông sản tăng cao và xảy ra lạm phát.

Lạm phát do nhập khẩu

Khi giá cả hàng hóa nhập khẩu trên thế giới tăng giá hoặc khi thuế nhập khẩu tăng thì giá nhập khẩu về nước cũng tăng lên. Điều này kéo theo giá bán của sản phẩm nhập khẩu trong nước cũng tăng lên và đến mức độ nào đó sẽ dẫn tới tình trạng lạm phát.

Hoặc lạm phát do nhập khẩu cũng có thể xảy ra khi tỉ giá tăng.

Ví dụ: Việt Nam nhập khẩu 100% phân NPK. Khi giá mặt hàng phân bón trên thế giới tăng cao thì giá phân NPK trong nước cũng tăng, kéo theo giá nông sản tăng và lạm phát.

Lạm phát tiền tệ

Thông thường, nguyên nhân gây lạm phát này xảy ra khi ngân hàng mua ngoại tệ hoặc in nhiều tiền hơn sẽ dẫn đến lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhiều, dẫn đến nhu cầu và hàng hoá cũng như dịch vụ cũng tăng cao.

Thứ Sáu, 29/07/2022 11:43
21 👨 290
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Là gì?