Làm gì khi bị hóc xương cá

Cá là một loại thực phẩm có nguồn đạm quý với đầy đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể, trong đó hàm lượng lysin, tirozin, tryptophan, systin, methionin còn cao hơn thịt. Chất đạm của cá tươi rất dễ tiêu hóa, dễ hấp thu hơn so với thịt. Chính vì vậy đây là một món ăn được rất nhiều các gia đình lựa chọn, vừa bổ dưỡng lại vừa phù hợp với điều kiện kinh tế của hầu hết các gia đình. Tuy nhiên một vấn đề cũng khiến nhiều người, đặc biệt là người già và trẻ em ngại ăn đó chính là hóc xương cá.

Thông thường chúng ta sẽ rất cẩn thận khi ăn, gỡ bỏ xương cá ra khỏi thịt, tuy nhiên cá là một loại rất nhiều xương, đặc biệt là xương răm và "ẩn nấp" trong phần thịt cá mà chúng ta không để ý.

Mắc xương cá không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến thực quản vì vậy bài viết dưới đây của Quản trị mạng sẽ chia sẻ với bạn đọc một vài cách chữa hóc xương cá hiệu quả và vô cùng đơn giản.

1. Nuốt cơm

Khi mắc xương cá nhẹ nên nuốt chút cơm nóng

Đây có lẽ là cách phổ biến nhất đối với chúng ta mỗi khi mắc xương cá. Tuy nhiên với cách này chỉ phù hợp với những ai mắc xương cá nhỏ, và tuyệt đối không nên áp dụng đối với trường hợp mắc xương cá quá lớn bởi khi đã bị mắc xương rồi mà chúng ta càng cố gắng nuốt thức ăn vào thì xương cá sẽ càng bị đâm sâu vào cổ họng làm tổn thương cổ họng và có thể gây ra nghẹn.

2. Đẩy bụng

Đẩy bụng là cách sơ cứu khi mắc xương cá

Nếu vô tình mắc phải miếng xương cá, mà nó lại trôi tuột vào trong cổ họng thì điều đó có nghĩa bạn chỉ bị mắc một miếng xương cá nhỏ. Tuy nhiên nếu miếng xương cá mà bị mắc kẹt lại trong cổ họng thì có nghĩa kích thước của miếng xương cá ấy là rất lớn.

Trong trường hợp này, cách tốt nhất là bạn nên sử dụng phương pháp sơ cứu đẩy bụng nạn nhân để tạo áp lực đẩy xương cá ra ngoài. Với cách này bạn hãy nhờ một người đứng hoặc ngồi ngay sau bạn, vòng tay qua eo, 1 tay nắm chắc và đặt lên bụng (vùng thượng vị), tay còn lại thì đặt lên tay kia. Đẩy và kéo bụng vào trong và lên trên 5 lần.

Cách sơ cứu này tương tự cách sơ cứu người bị hóc dị vật rất hiệu quả khi thức ăn bịt đường thở.

3. Vỗ lưng

Bên cạnh cách sơ cứu trên thì bạn cũng có thể áp dụng một cách khác đó là vỗ lưng. Nếu bạn vô tình bị mắc xương trong cổ họng, thì hãy nhờ một ai đó vỗ vào lưng bạn. Dùng gót bàn tay vỗ lưng nhiều lần tại vùng giữa hai vai. Với phương pháp này cũng giúp bạn có thể tống khứ xương cá ra ngoài.

4. Nuốt vỏ cam hoặc chanh

Nuốt vỏ cam hoặc chanh

Đây là một mẹo cũng được xem là hiệu quả với những người thường xuyên bị mắc xương cá. Khi bị hóc xương cá, ngay lập tức bạn nên tìm một quả cam bóc lấy vỏ để ngậm hoặc một miếng chanh, nên lấy hết hạt và ngậm trong miệng từ 3-5 phút, sau đó hãy nuốt dần, lúc này xương cá sẽ bị mềm ra và tan ra cùng nước bọt.

5. Ngậm viên C sủi

Ngậm viên C sủi

Vitamin C có tác dụng y như vỏ cam. Do đó, nếu không có vỏ cam bạn có thể thay thế bằng một viên vitamin C để ngậm.

Sau vài phút sẽ "hủy" được xương cá. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt cho vùng thực quản bị hóc xương cá tránh được sự tổn thương.

6. Quả chuối

Cắn một miếng chuối và ngậm trong vòng 2 phút

Ăn chuối cũng có công dụng cực kỳ hiệu quả cho những trường hợp bị hóc xương. Bạn chỉ cần cắn một miếng chuối và tuyệt đối không nhai, ngậm trong miệng tầm 2 phút cho nước bọt và chuối thẩm thấu đều, sau đó bạn từ từ nuốt miếng chuối ấy. Sau khi nuốt xong bạn nên uống một chút nước để loại bỏ xương cá ra khỏi cổ họng một cách dễ dàng.

7. Bánh mì

Ngậm một chút bánh mì

Bạn nên lấy một chút ruột bánh mì, cắn một miếng và ngậm trong miệng 2 phút. Sau đó nuốt luôn mà không nhai và uống nước. Đây cũng là một cách rất hữu hiệu trong việc xử lý hóc xương cá.

Lưu ý không nên làm khi bị mắc xương cá:

  • Một khi bị hóc xương cá, bạn nên dừng lại tất cả các hoạt động ăn uống vì có thể khiến dị vật có nguy cơ đâm sâu vào cổ họng gây tổn thương
  • Bình tĩnh để giải quyết vấn đề.
  • Tuyệt đối không dùng tay móc họng để lấy xương. Vì hành động này rất nguy hiểm. Có thể bạn không thể lấy xương ra được nhưng lại đẩy nó vào sâu hơn nữa. Đồng thời việc làm này còn có thể gây tổn thương thực quản, xước, rách, thậm chí là thủng thực quản rất nguy hiểm.
  • Tuyệt đối không uống nước hay ăn cơm thành miếng to để mong xương chạy theo cơm hay nước vào trong. Vì làm như vậy sẽ làm tăng nguy cơ tử vong nếu xương cá lớn đâm thủng mạch máu.
  • Tuyệt đối không khạc nhổ nhiều làm tăng cảm giác đau rát khó chịu và ảnh hưởng đến thực quản của bạn.
  • Nếu tất cả các biện pháp trên không hiệu quả và xương cá vẫn nằm trong cổ họng, bạn hãy đi khám bác sĩ. Vì nếu để lâu, dị vật này có gây nhiễm trùng ở cổ họng. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân phải làm phẫu thuật để loại bỏ xương cá.
Thứ Hai, 13/02/2017 11:30
3,85 👨 4.955
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Mẹo vặt