Điều hòa nhiệt độ có khiến bạn cảm thấy mệt mỏi không? Đây chính là câu trả lời

5 vấn đề sức khỏe ai cũng phải biết khi làm việc trong văn phòng có điều hòa nhiệt độ.

Có nhiều lần tôi vô cùng biết ơn chiếc điều hòa – nhất là sau khi tôi đã trải qua một buổi tập workout kéo dài vào ngày trời nắng oi ả và vẫn đổ mồi hôi sau khi tắm bằng nước lạnh. Không khí khô, lạnh như tiếp thêm sinh lực và khiến tôi bừng tỉnh. Tuy nhiên, thi thoảng cứ sau khoảng 30 phút, tôi bắt đầu cảm thấy rùng mình và cần phải đi ra ngoài ngay. Quả thật, tôi nhận thấy phần lớn khu vực mà tôi đã tới, đặc biệt là các văn phòng công cộng và cửa hàng, nhiệt độ điều hòa thường để ở mức thấp đến nỗi mà tôi cảm thấy như mình bị ốm nên phải ra ngoài nhanh nhất có thể. Tôi cũng nhận thấy tôi mệt mỏi hơn và cơ bắp dường như đau nhói do run rẩy cả ngày. Do đó, tôi đã quyết định tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra và những thông tin quan trọng nào cần biết khi sử dụng điều hòa nhiệt độ.

Ban đầu, tôi khẳng định những khía cạnh tích cực của điều hòa nhiệt độ vì chúng có lợi cho những người bị bệnh hen suyễn và dị ứng, do phấn hoa và bụi bẩn đã được lọc qua hệ thống. Điều hòa cũng sẽ giúp làm khô những đồ vật bị ẩm, làm sạch không khí, giúp chúng ta hít vào luồng khí trong lành hơn và tránh hiện tượng sốc nhiệt (say nắng).

Tuy nhiên, vấn đề là những hệ thống này cần được bảo dưỡng, kiểm tra và lau chùi cẩn thận hoặc tất cả những lợi ích trên sẽ biến mất, thay vào đó là những rắc rối về đường hô hấp và bệnh lây nhiễm. Ở cấp độ cao hơn, giữ nhiệt độ phòng quá lạnh sẽ gây ra các hệ quả tiêu cực và 5 vấn đề sau đây chính là những gì mà chúng ta cần nhận ra sớm.

1. Các vấn đề về hô hấp

Cảm thấy mệt mỏi
Ngồi điều hòa nhiều dễ cảm thấy mệt mỏi

Khi điều hòa nhiệt độ không được lau chùi một cách kỹ lưỡng và không được thay bộ lọc, nấm và vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển. Đặc biệt là nó còn có thể bị mốc đen do hơi ẩm đọng lại trong các cuộn dây và ống dẫn từ quá trình ngưng tụ khi các luồng khí mát đi qua. Một khi những vi sinh vật này đi vào trong không khí, chúng có thể dẫn đến vô số vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như viêm phổi truyền nhiễm được cho là có khả năng gây tử vong hay nhiễm trùng phổi và đường hô hấp gây ra bởi vi khuẩn Legionella.

Giải pháp: Hãy lau chùi điều hòa nhiệt độ thường xuyên và thay bộ lọc cứ vài tháng một lần (khoảng 3 tháng / lần). Bên cạnh đó, để tránh tình trang khô da, nhanh mất nước, người dùng - chúng ta cần thường xuyên bổ sung lượng nước vào cơ thể như uống nước (chia ra làm nhiều lần), tăng cường ăn hoa quả (những loại hoa quả giàu Vitamin C và D như cam, chanh, ổi, xoài...)

2. Mệt mỏi, đau đầu và thường cảm thấy muốn ốm

Nhiều người nhận thấy rằng sau một ngày làm việc, họ thường cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường, nhức đầu và một trạng thái được gọi chung là "bất ổn". Tuy nhiên, một khi rời khỏi văn phòng, các triệu chứng này có khả năng lại biến mất. Các nhà khoa học gọi đây là "hội chứng nhà cao tầng" (Sick Building Syndrome) với các biểu hiện uể oải, khó thở, thậm chí là dị ứng. Hội chứng này được giải thích là tình trạng cơ thể cảm thấy "khó ở" khi sống hoặc làm việc trong những chung cư cao tầng hoặc cao ốc văn phòng không thoáng khí hay do tiếp xúc thường xuyên với các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như formaldehyde thoát ra từ thảm trải sàn, chất liệu bọc bàn ghế, rèm cửa, hóa chất tẩy rửa và các thiết bị điện tử. Liên tục làm việc trong môi trường sử dụng điều hòa nhiệt độ chính là một trong những nguyên nhân cơ bản.

Cảm thấy ốm yếu
Ngồi điều hòa nhiều có thể dẫn đến "Hội chứng nhà cao tầng"

Trong một nghiên cứu được công bố vào ngày 19/08/2004 của Tạp chí quốc tế về dịch tễ học (International Journal of Epidemioloy), những người làm việc trong các tòa nhà văn phòng được lắp đặt máy điều hòa không khí trung tâm (hệ thống máy lạnh trung tâm) đã được phát hiện là có nhiều dấu hiệu của hội chứng cảm thấy "uể oải, mệt mỏi" liên tục hơn những người làm việc trong các môi trường không sử dụng thiết bị này.

Giải pháp: Không để nhiệt độ điều hòa quá thấp để bạn không cảm thấy run rẩy và thường xuyên đi ra ngoài để hít thở không khí trong lành cũng như giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể.

3. Ô nhiễm

Cơ quan bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency – EPA) cảnh báo rằng chúng ta có thể khiến những chất gây ô nhiễm xuất hiện nhiều hơn do hệ thống máy lạnh không mang đến không khí trong lành, thậm chí còn khiến luồng khí ban đầu trở nên độc hại. Điều này có nghĩa rằng nếu có nấm mốc, bụi, lông động vật hoặc con người trong các tòa nhà có virus hay vi khuẩn trong không khí thì chúng ta có khả năng dễ bị phơi nhiễm và mắc bệnh hơn.

Không khí ô nhiễm
Điều hòa nhiệt độ nếu không được bảo dưỡng có thể khiến không khí bị ô nhiễm

Giải pháp: Một vài hệ thống máy lạnh có một "khe hở nhỏ" ở phía dưới nhằm tạo độ thoáng cho luồng khí di chuyển bên trong điều hòa. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tạo "khe hở" bằng cách mở hé cửa sổ (cho dù rất nhỏ) hoặc có thể mở cửa khoảng 1 tiếng một lần để giúp không khí được trao đổi với bên ngoài, tránh cảm thấy ngột ngạt.

4. Da bị khô

Càng ngồi nhiều trong phòng thường xuyên bật điều hòa thì da của bạn sẽ càng bị khô do không khí lạnh, khô có thể khiến da bị mất độ ẩm. Ngoài ra, tóc của bạn cũng có thể mắc các triệu chứng tương tự.

Da khô
Da bị khô khi ngồi điều hòa nhiều

Giải pháp: Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên.

5. Lên lịch định kỳ đến gặp bác sĩ

Gặp bác sĩ
Thường xuyên gặp bác sĩ để khám sức khỏe

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người thường xuyên làm việc trong môi trường có lắp máy lạnh thường có nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cao hơn. Một phân tích cũng đã cho thấy các cuộc hẹn với bác sĩ liên quan đến tai – mũi – họng, các vấn đề về hô hấp và bệnh ngoài do có xu hướng phổ biến. Ngoài ra, tình trạng cảm thấy mệt mỏi và muốn thoát khỏi văn phòng cũng đang tăng lên rất rõ rệt.

Giải pháp: Thường xuyên đến gặp bác sĩ và đảm bảo rằng những khu vực khác trong phòng hoặc xe hơi được lau chùi sạch sẽ như thảm hay rèm cửa...

Thứ Năm, 28/04/2016 15:21
52 👨 3.913
0 Bình luận
Sắp xếp theo