Đây chính là 10 cách "giữ lửa" khi mất động lực làm việc của các CEO

Bí quyết làm việc hiệu quả của người thành công.

Hai giờ chiều. Vì đã có một bữa trưa no nê với rất nhiều món ăn yêu thích nên đến giờ này, đầu óc của bạn bắt đầu có dấu hiệu thích "ổn định", không muốn làm việc, cơ thể uể oải, thiếu năng lượng và chỉ muốn nằm xuống. Bạn biết còn rất nhiều việc phải hoàn thành nhưng có một giọng nói trong đầu luôn thôi thúc bạn "cứ từ từ đã".

Tất cả chúng ta đều ít nhất một lần trải qua cảm giác này, bất kể bạn làm nghề gì, công việc gì, ở đâu, là nhân viên hay lãnh đạo. Tuy nhiên, cách mà mọi người sẽ phản ứng trong các tình huống đó sẽ tạo ra sự khác biệt.

Nhiều người để cho thói quen trì hoãn lấn át và cuối cùng, họ kết thúc một ngày với rất nhiều công việc còn dang dở. Trong khi đó, số khác lại tìm cách tự tạo động lực cho bản thân để lấy lại tinh thần làm việc.

Theo một loạt các nghiên cứu khoa học thì sự tách biệt giữa hai nhóm người này không phải nằm ở một vài đặc điểm tính cách không thể thay đổi mà đó chính là các thói quen: những thói quen linh hoạt.

Để tìm hiểu sâu hơn về cơ chế này, Michae Simmons – đồng sáng lập của Empact đã tiến hành phỏng vấn rất nhiều doanh nhân và nhà lãnh đạo thành công tại các tập đoàn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Danh sách nào bao gồm các cựu CEO của các công ty thuộc Fortune 500, nhà sáng lập USA Network và kênh Syfy, nhà sáng lập 1-800-GOT-JUNK và những người đã tạo ra các công ty có giá trị hàng triệu USD.

Dưới đây là 10 cách tạo động lực cho bản thân mà họ thường xuyên áp dụng.

1. Tối ưu hóa tác đụng đòn bẩy của hiệu ứng chameleon

Brain Scudamore

Brain Scudamore – nhà sáng lập và CEO của 1-800-GOT-JUNK (một công ty thu gom rác nổi tiếng) chia sẻ rằng mỗi khi mất tập trung, ông thường tìm một chiếc bàn trống trong văn phòng và ngồi cạnh một nhân viên mà mình không biết rõ đang chú tâm làm việc. Phương pháp này giúp ông lấy lại tinh thần làm việc bởi 3 lý do sau:

  • Bắt chước sự tập trung của người khác: Hiệu ứng chamelon đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng cho thấy chúng ta thường bắt chước một cách vô thức tư thế, điệu bộ, nét mặt và các hành vi khác của những người xung quanh mình.
  • Khiến tôi muốn trở thành một tấm gương tốt: Chúng ta thường có xu hướng làm hài lòng những người mà mình không biết rõ hơn là những người thân của mình. Trong vai trò là nhà lãnh đạo của một tổ chức, tôi cảm thấy mình phải tập trung nhiều hơn khi ngồi cạnh nhân viên "lạ" đó.
  • Thay đổi những thói quen hàng ngày: Theo Wendy Wood và James B.Duke – các giáo sư tâm lý và thần kinh học thì "nhiều người lặp lại các hành vi là do ảnh hưởng của môi trường quen thuộc". Thế nên, thay đổi chỗ ngồi sẽ thay đổi hành vi của bạn.

Ngay cả khi công ty không có nhiều nhân viên thì bạn vẫn có thể tìm một ai đó phù hợp để ngồi cạnh tại các không gian làm việc công cộng (co-working space) hoặc quán café.

2. Tìm bạn đồng hành

Không giống với Brian, Aaron Steed – CEO của Meathead Movers lại thích tương tác trực tiếp với mọi người.

Aaron Steed

Steed có niềm tin rất lớn vào tư tưởng rằng nâng cao hình ảnh bản thân trong mắt người khác là một phần cốt lõi trong bản tính con người. Chính vì vậy, ông đã coi đó là một động lực liên tục và kết nối nó với những thứ quan trọng mà ông muốn thực hiện thông qua việc tìm kiếm những người bạn đồng hành có cùng tư tưởng.

Chẳng hạn, Steed thấy mình thường có thói quen cắn móng tay mỗi khi gặp vấn đề cần suy nghĩ, đến mức mà ông phải giấu hai tay dưới bàn trong suốt thời gian diễn ra cuộc họp.

Một ngày nọ, Steed bất ngờ phát hiện ra người thợ làm móng cho mình cũng có thói quen tương tự và ông này ra ý tưởng: "Sẽ thế nào nếu cả hai chúng ta không cắn móng tay nữa?" Thế rồi, Steed đặt ra thỏa thuận như sau:

Nếu tôi cắn móng tay, tôi sẽ trả gấp đôi cho cô vào làn làm móng tới.

Nếu cô cắn móng tay, tôi được làm móng miễn phí.

Nếu cả hai cùng thắng hoặc cùng thua thì mức giá sẽ được giữ nguyên như mọi lần.

Cả hai cùng cam kết tuân thủ 3 quy tắc này và 3 tháng sau, Steed đã chứng tỏ là một người "không bao giờ phạm luật" khi ông không hề phải trả tiền làm móng.

Hãy thử tìm một ai đó có hoàn cảnh giống bạn và tạo động lực cho nhau để vượt qua khó khăn. Trở thành những đối tác tin cậy và có trách nhiệm là cách rất thú vị giúp bạn lấy lại động lực làm việc nhanh chóng.

3. Lên kế hoạch cho công việc mà bạn biết mình sẽ trì hoãn

Rohit Anabheri

Đây là phương pháp mà Rohit Anabheri – nhà sáng lập của Circa Ventures đã áp dụng mỗi khi ông không muốn làm việc. "Tôi có thể liệt kê thứ tôi sẽ trì hoãn trước khi điều này xảy ra. Tất cả chúng ta đều làm được".

Cảm nhận được sự kháng cự mỗi khi nghĩ về nhiệm vụ phải làm trong tương lai là một chỉ báo rất quan trọng. Những lúc như vậy, thay vì chờ đợi thì Rohit ngay lập tức sẽ hành động và tạo ra một kế hoạch rất chi tiết, trong đó ghi rõ:

Quyết định sẽ làm gì?

Thay vì viết "làm việc XYX" thì tôi thường viết "làm việc XYZ trong 1 giờ" hoặc "hoàn thành ABC". Bạn cần xác định thời điểm sẽ kết thúc nó.

Khi nào và ở đâu?

Thay vì hy vọng sẽ có đủ thời gian thì Rohit thường tạo ra thời gian bằng cách xác định rõ thời điểm thực hiện cũng như kết thúc cho từng đầu việc. Sau đó, đánh dấu chúng trên lịch.

Kiểu lập kế hoạch này được biết đến với tên gọi "nếu – thì" trong giới học thuật. Sau khi đánh giá lại 94 nghiên cứu về nó, nhà nghiên cứu Peter Gollwitzer và Paschal Sheeran đã nhận thấy rằng kế hoạch "nếu – thì" có thể tăng tỷ lệ thành công một cách đáng kinh ngạc.

"Tôi cũng thường sử dụng StickK để quản lý các kế hoạch đã lập của mình". StickK được phát triển bởi các nhà kinh tế học Dean Karlan và Ayres đến từ Đại học Yale, chỉ rõ mức độ theo đuổi đến cùng sẽ được tăng lên hơn gấp đôi nếu như mỗi người tìm được cho mình một người bạn đồng hành đáng tin cậy và xác định được một kết quả cần đạt.

4. Tìm lại nguồn cảm hứng ban đầu

Doug Conant

Doug Conant - cựu CEO của công ty Campbell Soup (Fortune 500) và là nhà sáng lập, kiêm CEO của Conant Leaership cho biết "khi cảm thấy có sự kháng cự, tôi đều dừng hoàn toàn việc đang làm trong 5 phút để kết nối lại với mục đích của mình bằng cách hình dung về những thứ mà truyền cảm hứng cho tôi nhiều nhất".

Mục tiêu của ông là xây dựng các tổ chức hàng đầu thế giới bất chấp mọi lời chỉ trích và sóng gió trên thương trường. Nhờ đó, "tôi có sự phát triển theo hướng đậm chất cá nhân của mình và rất độc đáo, một phần, cũng nhờ việc tôi luôn trả lời các câu hỏi sau:

  • Tại sao bạn lại muốn trở thành người dẫn đầu?
  • Ai là người truyền cảm hứng cho bạn nhiều nhất?
  • Phẩm chất nào của họ khiến bạn ngưỡng mộ nhất?
  • Tại sao sự tận tụy hết mình với công việc lại có giá trị hơn mọi phẩm chất khác?
  • Tại sao lại rất đáng giá khi đối mặt với các thử thách mà đi kèm với cam kết sẽ vượt qua được?"

Nhiều nghiên cứu chỉ rõ có một mụcc đích sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc trong hơn trong công việc, dẫn tới làm việc cũng sẽ hiệu quả hơn. Nếu làm thứ gì đó bạn thích, bạn sẽ luôn tràn đầy sinh lực ngay cả khi phải đối mặt với khó khăn. Đây thường là dấu hiệu nhận biết một nhà lãnh đạo tuyệt vời trong số những người tầm thường khác.

5. Hãy như Steve Jobs. Dành thời gian suy nghĩ ở nơi khơi dậy tính sáng tạo

Ryan Simonetti – đồng sáng lập Convene cho biết "mỗi tuần, tôi thường dành 90 phút riêng tư để nghĩ về các kế hoạch kinh doanh, sống và xem xét kỹ những thứ mà không thực sự không muốn làm".

Ryan Simonetti

Đặc biệt, tổ chức những cuộc họp cá nhân với từng thành viên trong nhóm là một cách tuyệt vời để rèn luyện khả năng lãnh đạo. Ví dụ, hãng tuần, Simonetti thường trò chuyện riêng với các nhà lãnh đạo hàng đầu trong công ty gồm 150 nhân viên của mình. Thói quen này rất cần thiết và rất có ý nghĩa.

Tương tự cách mà Steve Jobs tổ chức nhiều buổi họp mặt trong khi đi bộ để giúp nhân viên khơi dậy sự sáng tạo thì Simonetti cũng lựa chọn một nơi quen thuộc bên ngoài công ty để kích thích sự tập trung và khơi nguồn các ý tưởng mới, chẳng hạn như quầy ba của khách sạn Smyth ở thành phố New York. "Không gian này rất ấn tượng và thực sự giúp tâm trí tôi được yên tĩnh".

Mỗi lần như vậy, ông thường tự đặt ra hai câu hỏi:

Để đạt được mục tiêu cá nhân (hoặc công ty), điều quan trọng nhất mà tôi phải làm trong tuần này là gì?

Tại sao nó lại quan trọng?

Một khi tìm ra câu trả lời thuyết phục cho hai câu hỏi trên, ông luôn cảm thấy hào hứng và sẵn sàng cho tuần làm việc mới.

6. Đi bộ 15 phút mỗi ngày để đầu óc minh mẫn

Sevetri Wilson

Sevetri Wilson – CEO của Solid Ground Innovations thường dành 15 phút đi bộ mỗi ngày để đầu óc được minh mẫn. Theo bà, thói quen này rất có lợi bởi vì:

  • Tìm hiểu được sâu hơn các câu hỏi "tại sao"?
  • Nghì về mục tiêu với viễn cảnh lớn hơn.
  • Tập trung vào những vấn đề quan trọng nhưng không khẩn cấp.

Trái ngược với điều nhiều người vẫn tin, tinh thần mệt mỏi không hẳn là do sự trì trệ của một phần não bộ có chức năng tập trung suy nghĩ mà thực sự là do phần não bị làm "tê liệt" bởi các yếu tố gây nhiễu. Nghiên cứu cho thấy đi dạo, đặc biệt là ở những nơi gần gũi với thiên nhiên sẽ giúp não bộ trở nên linh hoạt, loại bỏ bớt những tác nhân gây xao nhãng, từ đó, góp phần giúp đầu óc trở nên thư thái.

7. Tập thể dục trước khi đưa ra quyết định khó khăn

Kay Koplovitz

Kay Koplovitz – nhà sáng lập USA Network và Syfy cho biết khi đứng trước một lựa chọn khó khăn, bà thường dành 30 phút đi tập gym để tăng nhịp tim và lấy lại năng lượng. Thói quen này đặc biệt hiệu quả khi bạn phải đối mặt với những vấn đề đòi hỏi sự tỉnh táo tuyệt đối.

Một nghiên cứu vào năm 2006 được đăng trên Tạp chí Tâm lý học sức khỏe của Anh khẳng định chế độ tập luyện phù hợp có tác động tích cực rất đáng kể tới sức mạnh ý chí.

8. Tự tạo ra giá trị cốt lõi của bản thân

Cameron Herold

Cameron Herold – tác giả cốn Double Double, huấn luyện viên cho các CEO và diễn giả nổi tiếng thế giới tin rằng bí quyết cải thiện năng suất làm việc quan trọng nhất đó là hãy tự xây dựng giá trị cốt lõi của bản thân bằng cách tưởng tượng bản thân như là người mà bạn đang muốn trở thành.

Một khi bạn đã nhận dạng được một phần bản sắc của mình và chia sẻ cho những người khác thì bạn sẽ có động lực thực hiện các hành động mà có liên kết và củng cố cho "cái tôi" đó của bạn.

Để làm vững chắc bản sắc riêng của mình giống như người mà bạn ao ước trở thành, theo Herold, có hai cách để làm được điều đó:

  • Phát huy giá trị cốt lõi của bản thân trước mọi người: Bằng cách thông báo với người khác tầm quan trọng của việc theo đuổi đến cùng, bạn sẽ phải cố gắng hết sức để hoàn thành nó.
  • Hoàn thành tốt tất cả những cam kết bạn đã đặt ra: Nhà nghiên cứu về thói quen BJ Fogg của Đại học Stanford cho bết mỗi hành động bạn thực hiện đều góp phần tạo nên bản sắc của bạn. Ông cũng chỉ ra rằng ngay cả những hành động nhỏ cũng tạo ra những tác động vô cùng lớn.

Thành công được ra từ việc bạn bắt đầu thực thi các cam kết. Tuy nhiên, bạn không thể hành động nếu như không tạo ra các cam kết cho chính mình và cho những người khác.

9. Nghĩ đến tình huống tồi tệ nhất

Benji Rabhan

Benji Rabhan – nhà sáng lập và CEO của AppointmentCore cho biết mỗi lần phải làm việc gì đó không hứng thú hoặc tốn nhiều năng lượng, ông thường dành ra 2 đến 5 phút để trả lời những câu hỏi sau:

  • Nhiệm vụ này sẽ ăn khớp với mục tiêu lớn hơn như thế nào?
  • Tác động của nó tới mọi người, các công việc liên quan và khách hàng ra sao?
  • Làm thế nào để nhiệm vụ này phục vụ cho những kế hoạch táo bạo của mình?
  • Trong trường hợp xấu nhất nếu như không hoàn thành công việc (đối với những nhiệm vụ đặc biệt "nhạy cảm") thì chuyện gì sẽ xảy ra? Chẳng hạn như khiến công ty làm ăn thua lỗ, văn phòng mất đi các thành viên chủ chốt hay mất khách hàng....

Cụ thể, quá trình này sẽ tạo ra lợi ích mạnh mẽ theo 2 hướng:

Tôi hành động: Lợi ích của việc hoàn thành công việc và bất lợi của việc không hoàn thành nó sẽ có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ một hình thức cưỡng chế ép tôi phải làm nó.

Tôi có thể giao phó công việc một cách dễ dàng hơn: Tôi có thể giải thích một cách thuyết phục tại sao công việc đó lại rất quan trọng trong việc giúp đội của tôi né tránh các yếu tố làm mất động lực làm việc.

10. Ưu tiên giải quyết công việc phức tạp trước

Jason Duff

Jason Duff – nhà sáng lập và CEO của COMSTOR Outdoor cho biết ông thường dành một giờ đầu tiên trong ngày để giải quyết những công việc tốn thời gian nhất. Phương pháp này trái ngược hẳn với các cách tiếp cận về quản lý thời gian phổ biến. Tuy nhiên, the Duff, ông làm điều này vào mỗi sáng bởi vì đây là thời điểm sức mạnh ý chí lên cao nhất trong ngày.

"Với mỗi nhiệm vụ, tôi buộc bản thân mình phải lựa chọn, hoặc là bỏ nó, hoàn thành nó hay giao lại cho người khác", Jason nói. Sau khi hoàn tất những công việc tốn nhiều năng lượng, ông mới chuyển sang những nhiệm vụ quan trọng hơn.

Trên thực tế, bí quyết này của Duff chính là hiệu ứng Zeiganrnik. Cụ thể, khi đầu óc chúng ta tiếp nhận quá nhiều thông tin cũng là lúc khả năng xử lý của não bộ sẽ bớt linh hoạt. Bằng cách chọn giải quyết những nhiệm vụ phức tạp nhất, Jason cho rằng mình sẽ có thời gian hoàn thành tốt những mục tiêu quan trọng hơn trong ngày.

Thứ Năm, 15/09/2016 14:30
2,33 👨 2.356
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc