Lên danh sách việc cần làm hay to do list là cần thiết nhưng nếu để nó quá dài dễ khiến bạn cảm thấy choáng ngợp. Dưới đây là những mẹo đơn giản giúp bạn đơn giản hóa danh sách việc cần làm để cuộc sống "dễ thở" hơn nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Mẹo nhỏ để đơn giản hóa danh sách việc cần làm quá nhiều
Dành thời gian cho “lo lắng mang tính xây dựng”
Sự choáng ngợp có thể đến từ nhiều nỗi lo lắng cứ quanh quẩn trong đầu như máy giặt, có thể làm cạn kiệt năng lượng của chúng ta. Một chiến lược hữu ích là dành ra 10 đến 15 phút mỗi ngày cho “lo lắng mang tính xây dựng”, khi viết ra những mối quan tâm của mình. Sau đó, bạn có thể áp dụng các chiến lược nhận thức như lập kế hoạch “nếu, thì” (“nếu X xảy ra, tôi sẽ làm Y”) hoặc đánh giá các tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Quá trình này có thể giúp giảm cường độ cảm xúc của nỗi lo lắng và giảm bớt sự choáng ngợp. Đôi khi, bạn chỉ cần nhắc nhở bản thân giải quyết từng vấn đề và từng nhiệm vụ một.
Tập thể dục
Lo lắng dễ mắc phải nhưng khó mất đi. Hay tham gia những hoạt động lành mạnh giúp bạn kiềm chế ảm xúc này, chẳng hạn như bơi nước lạnh hàng tuần, cử tạ hàng ngày hay xem hài kịch. Chúng có thể giúp bạn giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát và có thời gian suy ngẫm về tiến trình đã đạt được. Mười phút trong nước 14 độ C; 10 phút cử tạ cường độ cao; 10 phút cố gắng làm người khác cười: tất cả đều giúp xua tan sự choáng ngợp từ todolist dài, để rồi từ đó, bạn có thể đơn giản hóa chúng hiệu quả.
Dừng lại, hít thở, là chính mình
Khi cảm thấy choáng ngợp trước todolist dài, hãy thực hành kỹ thuật thiết lập lại não trong ba giây có tên là Dừng lại, hít thở, hiện hữu. Đây là cách để thoát khỏi những suy nghĩ lo lắng tập trung vào "nếu như" và quay lại với "hiện tại". Đầu tiên, dừng lại: tạm dừng có chủ đích những gì bạn đang làm. Tiếp theo, hít thở: hít vào và thở ra thật sâu. Cuối cùng, hiện hữu: tập trung vào việc hiện diện ở đây và bây giờ. Kỹ thuật này thúc đẩy sự kết nối giữa tâm trí và cơ thể. Theo thời gian, nó sẽ kết nối lại não của bạn để cảm thấy ít căng thẳng hơn thông qua quá trình dẻo dai của hệ thần kinh.
Nằm úp mặt xuống sàn
Trong một ngày làm việc thực sự hỗn loạn, điều thường giúp ích với nhiều người là nằm sấp trên sàn cứng. Sau đó, tập trung vào việc cảm nhận các cảm giác của sàn: áp lực, nhiệt độ. Sau một vài phút, đứng dậy và sau đó có thể bắt đầu phân loại danh sách việc cần làm, hoặc đôi khi bắt đầu làm điều này trong đầu khi vẫn đang nằm, nhưng chỉ sau khi đã bình tĩnh lại và có thể suy nghĩ mà không bị xoắn não. Một cốc nước và một chút giãn cơ (sau khi đứng dậy hoặc khi vẫn còn nằm trên sàn) cũng có thể tốt cho việc thiết lập lại cơ thể.
Làm ít nhưng thường xuyên
Một điều thực sự giúp tôi cảm thấy bớt choáng ngợp là làm ít nhưng thường xuyên, thay vì thỉnh thoảng làm nhiều, đặc biệt là để giữ gìn không gian sống và sức khỏe của mình. Ví dụ, mỗi lần vào phòng ngủ, tập một bài tập nhỏ (ví dụ như chống đẩy 10 lần) hoặc dọn dẹp bốn thứ trong phòng (nghe có vẻ nhiều, nhưng bỏ một tờ biên lai vào thùng rác được tính là một việc và dọn giường được tính là cả bốn). Nó biến sức khỏe và môi trường thành trò chơi và ngăn mọi thứ tích tụ không cần thiết.
Thay đổi quan điểm của bạn
Khi bắt đầu cảm thấy choáng ngợp, hãy viết ra mọi thứ mình cảm thấy trên một tờ giấy. Chìa khóa là không phải để bản thân xao nhãng khỏi sự choáng ngợp, mà là để hiểu và dựa vào nó. Viết ra sẽ mang lại góc nhìn khác về mọi thứ, vì nó tập trung suy nghĩ của bạn và kiểm soát được những gì mình đang làm hơn.