Brian Tracy: Làm thế nào để sử dụng tư duy sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề như một thiên tài?

Tư duy một cách máy móc chính là kẻ thù của tư duy sáng tạo.

Về tác giả: Brian Tracy được biết đến như một bậc thầy trong lĩnh vực tư duy thành công, một diễn giả và chuyên gia đào tạo rất nổi tiếng thế giới. Trong suốt hơn 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu và đào tạo về tư duy thành công, ông đã giúp cho hàng trăm ngàn người bao gồm các giám đốc điều hành cấp cao của IBM, FedEx, Hewlet-Packard, Wal-Mart, Ford đạt được mục tiêu cá nhân cũng như mục tiêu doanh nghiệp nhanh chóng và dễ dàng hơn họ từng nghĩ. Ngoài việc tham gia diễn thuyết trong hơn 5.000 hội thảo trên 80 quốc gia, Brian Tracy là tác giả của hơn 45 tựa sách chia sẻ bí quyết thành công ở nhiều lĩnh vực, với một số tựa sách đã phổ biến ở Việt Nam như: Eat that Frog (Để hiệu quả trong công việc), Goals (Chinh phục mục tiêu), The Psychology of Selling (Kinh doanh bằng tâm lý), Create your own future (Tự tạo tương lai của chính mình)...

Brain Tracy

Những tư tưởng sáng tạo thống trị thế giới!

Họ liên tục tìm kiếm với tốc độ nhanh hơn, tốt hơn và theo những cách dễ dàng hơn để hoàn thành mục tiêu.

Những tư tưởng sáng tạo chính là "chủ sở hữu" của những đột phá, đổi mới và cải tiến vĩ đại trong lịch sử nhân loại. Họ biết rằng đôi khi một ý tưởng tốt là tất cả những gì cần nắm lấy để thay đổi sự nghiệp kinh doanh hay cuộc đời của một con người.

Kẻ thù lớn nhất của tư duy sáng tạo

Tư duy một cách máy móc chính là kẻ thù lớn nhất của tư duy sáng tạo. Đó là cách tư duy thiếu linh hoạt và cứng nhắc. Đó chính là lối tư duy cực đoan "My way or the highway" - hiểu một cách nôm na rằng đó là "cách của tôi" hay chính là đường lối, không thể nào thay đổi.

Tư duy máy móc bắt nguồn từ nỗi sợ thất bại hoặc mắc sai lầm, mất thời gian và tiền bạc hoặc cả hai. Nó được tạo ra bởi những lo ngại bị chỉ trích hoặc không được chấp thuận.

Những con người có suy nghĩ nghèo nàn thường:

  • Chỉ nghĩ về đen và trắng chứ không nghĩ về những mảng màu xám.
  • Nghĩ một cách cực đoan hoặc có hoặc không, hoặc lên hoặc xuống mà không bao giờ có cả hai.
  • Nghĩ rằng đó là cách duy nhất để giải quyết vấn đề trong khi thường có nhiều cách.
  • Nạn nhân của cái gọi là "trạng thái thăng bằng".
  • Bị mắc kẹt trong "vùng an toàn" (Comfort Zone) của họ.
  • Bực tức và sợ hãi bất cứ điều gì mới hoặc lạ thường, thậm chí đó chỉ là một sự cải thiện có điều kiện.

Tư duy sáng tạo

Tuy nhiên, bạn không nằm trong số đó...

Bạn là một thiên tài tiềm năng

Bạn có nhiều tiềm năng sáng tạo hơn bạn nghĩ. Quả thật, bạn thực sự sẽ trở nên sáng tạo hơn qua mỗi lần bạn làm một điều gì đó mới. Điều này chỉ ra rằng sáng tạo là chỉ số hoặc sự dự báo tốt nhất, duy nhất về thành công trong cuộc sống và công việc của bạn.

Bạn càng sáng tạo thì các ý tưởng của bạn sẽ càng tốt hơn để cải thiện cuộc sống, công việc và tất cả mọi thứ xung quanh bạn.

Một ý tưởng tốt có thể đủ để thay đổi toàn bộ hướng đi trong cuộc đời của bất cứ ai.

Làm thế nào để nhận ra sự sáng tạo?

Những người sáng tạo rất tò mò. Họ đặt rất nhiều câu hỏi và không bao giờ cảm thấy hài lòng. Thực tế, bạn có thể trở nên sáng tạo hơn chỉ bằng cách đặt câu hỏi nhiều hơn về những thứ đang xảy ra xung quanh bạn hơn là bằng lòng với những câu trả lời hời hợt.

Thiên tài không quan trọng lứa tuổi.

Thiên tài

Có nhiều nghiên cứu về các phẩm chất của những thiên tài qua các thời kỳ. Thực tế, đầu tiên, họ phát hiện ra rằng trí thông minh không quan trọng ở chỉ số IQ hay trình độ học vấn. Nhiều người được gọi là thiên tài có trí thông minh ở mức ngang hoặc trên mức trung bình. Thay vào đó, thiên tài hay những bộ óc xuất sắc quan trọng hơn ở thái độ và cách tiếp cận với những thách thức không thể tránh khỏi trong cuộc sống.

Nhìn chung, thiên tài có 3 phẩm chất sau, có thể được phát triển theo thời gian:

1. Họ giữ một tâm hồn rộng mở

Đầu tiên, họ tiếp cận mọi vấn đề hoặc tình huống với một tâm trí cởi mở, gần như với tâm thái của một đứa trẻ thích tìm hiểu và khám phá. Bạn càng giữ tâm hồn rộng mở trước những cách tiếp cận mới và khác biệt về những tình huống xảy ra trong cuộc sống, bạn càng có khả năng đạt được những hiểu biết và ý tưởng tuyệt vời sẽ giúp bạn bước ra khỏi vùng an toàn.

Ý tưởng có thể giúp bạn thoát khỏi giới hạn của những chiếc hộp (Think out of the box).

Những thiên tài sẽ liên tục hỏi "tại sao?", "tại sao không?" và "điều gì nếu?".

2. Những thiên tài luôn xem xét cẩn thận mọi khía cạnh của một vấn đề

Thứ hai, thiên tài luôn xem xét mọi khía cạnh của một vấn đề một cách cẩn thận, từ chối việc vội vàng đưa ra kết luận, thay vào đó là thu thập nhiều dữ liệu hơn nữa. Họ kiểm tra và xác nhận những kết luận mang tính chất dự đoán tại mỗi giai đoạn. Họ tránh việc vội vàng đưa ra phán xét. Họ luôn cởi mở cho khả năng rằng họ có thể sai hoặc ý kiến họ đưa ra chưa thực sự chính xác.

Giải pháp tốt nhất

Albert Einstein đã từng được hỏi rằng, "Nếu có một trường hợp rất khẩn cấp hoặc một thảm họa tiềm ẩn sẽ hủy diệt Trái Đất trong vòng 60 phút và bạn được yêu cầu đưa ra một giải pháp, bạn sẽ làm gì?"

Einstein trả lời: "Tôi sẽ dành 59 phút đầu tiên để tập hợp thông tin và phút cuối cùng để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất có thể".

Trong thế giới kinh doanh hiện nay, đặc biệt là trong việc phát triển sản phẩm mới, bạn càng dành thời gian tiếp xúc gần hơn với khách hàng để đảm bảo rằng ý tưởng về sản phẩm hoặc dịch vụ mới chính xác với những nhu cầu, mong muốn và họ sẵn sàng chi trả thì càng có khả năng rằng bạn sẽ thành công trong một thị trường có tính cạnh tranh cao và thay đổi chóng mặt.

Suy nghĩ sáng tạo

3. Thiên tài luôn tiếp cận vấn đề một cách có hệ thống

Thứ ba, thiên tài luôn sử dụng cách tiếp cận có hệ thống để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định.

Những nhà toán học, vật lý, bác sĩ, kỹ sư và những con người thuộc các ngành nghề khác sở hữu tài năng hoàn hảo không bao giờ tiếp cận một vấn đề giống như một chú chó đuổi theo một chiếc xe chạy qua nó. Ngược lại, họ bám sát một checklist (danh sách những công việc cụ thể cần được thực hiện nhằm hướng tới một mục tiêu lớn hay còn gọi là danh sách nhắc việc) được thiết kế cẩn thận và nghiên cữu kỹ vấn đề, từng bước một để đi tới kết luận.

Atul Gawande, trong cuốn sách The Checklist Manifesto đã kể về câu chuyện của hai chuyên gia đầu tư, cả hai đều thành công nhưng một người đạt được thành công lớn hơn rất nhiều so với người còn lại.

Cả hai đều có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đánh giá và đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả cho chính họ và khách hàng. Tuy nhiên, nhà đầu tư thành công hơn đã xây dựng một checklist gồm các câu hỏi cần thiết, sau đó, áp dụng cho từng đề nghị đầu tư trước khi ra quyết định.

Nhà đầu tư còn lại sử dụng các kỹ thuật và chiến thuật tương tự để thẩm định đầu tư nhưng ông chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và trực giác. Kết quả là, ông thường bị mất tiền trong khi đáng lẽ ông sẽ thu lợi.

Đây chính là điểm thú vị mà Gawande đã chỉ ra. Nhà đầu tư đầu tiên luôn thành công hơn người còn lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ông lại mắc sai lầm và mất tiền.

Lý do lúc nào cũng giống nhau. Ông đã bỏ bê danh sách checklist của mình, bỏ lỡ một hoặc hai điểm cốt lõi trong danh sách những điều quan trọng cần cân nhắc. Khi xem lại checklist một cách tỉ mỉ thì hoạt động đầu tư lại được cải thiện.

Phương pháp giải quyết vấn đề một cách có hệ thống

Tôi đã phát hiện và tổng hợp một phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả mà bạn có thể sử dụng trong suốt phần đời còn lại của mình.

Bước 1: Xác định vấn đề hoặc mục tiêu rõ ràng

Xác định vấn đề hoặc mục tiêu một cách rõ rằng bằng cách ghi ra một trang giấy. Nếu làm việc theo nhóm, hãy viết và viết lại các vấn đề hoặc mục tiêu trên một tấm bảng Flipchart hoặc bảng trắng cho đến khi các thành viên trong nhóm đều đồng ý rằng "Vâng. Đó là định nghĩa chính xác về vấn đề mà chúng ta đang gặp phải".

Trong kinh doanh, việc tìm ra một định nghĩa chính xác về vấn đề thường giúp cho việc tìm ra giải pháp được rõ ràng hơn.

Đột phá ý tưởng

Bước 2: Có vấn đề nào khác nữa không?

Một khi bạn đã xác định được mục tiêu hoặc vấn đề một cách rõ ràng, hãy đặt câu hỏi: "Có vấn đề nào khác nữa không?" Hãy cẩn thận với các vấn đề mà chỉ có duy nhất một định nghĩa. Luôn nhớ xác định và xác định lại vấn đề theo nhiều cách khác nhau để dễ dàng tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra đó là tìm ra được một giải pháp tuyệt vời cho một vấn đề không chính xác hoặc vấn đề đó không hề tồn tại.

Bước 3: Quá trình đổi mới

Triết lý của kinh doanh và điều hành thành công đó là CANEI, viết tắt của "Continuous and Never-Ending Improvement" - Sự cải thiện liên tục và không bao giờ kết thúc.

Kiên quyết bước ra khỏi vùng an toàn của bạn. Liên tục tìm kiếm những cách mới hơn, tốt hơn, nhanh hơn và rẻ hơn để đạt được mục tiêu và tiến về phía trước.

Hãy chuẩn bị cho các thất bại khi bạn phát triển hoặc giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, phương pháp hoặc chiến lược mới. Không có điều gì liên tục diễn ra theo cách bạn nghĩ cả. Bạn sẽ phải trải qua những nỗi thất vọng, khó khăn, thất bại liên tục và thất bại tạm thời trên con đường đi đến thành công.

Thomas J. Watson Sr. - nhà sáng lập IBM đã từng được hỏi làm thế nào để thành công nhanh hơn. Ông trả lời: "Nếu bạn muốn thành công nhanh hơn, bạn phải tăng gấp đôi tỷ lệ thất bại. Thành công nằm ở phía bên kia rất xa so với thất bại".

Thực tế, không hề có thứ gọi là thất bại. Điều duy nhất tồn tại chính là kinh nghiệm. Khó khăn xuất hiện không phải để cản trở mà là để hướng dẫn. Công thức là luôn luôn cố gắng, cố gắng một lần nữa và sau đó, cố gắng thử một cái gì khác.

Thứ Năm, 16/06/2016 16:45
31 👨 1.691
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc