Một trong những trở ngại lớn nhất khiến chúng ta không thể thành công đó là nỗi sợ thất bại. Sợ thất bại còn tệ hơn cả thất bại bởi vì nó sẽ khiến bạn bắt đầu sống một cuộc đời mà chẳng hề có một tia sáng nào cả.
Phản ứng như thế nào trước thất bại tất cả đều ở cách tiếp cận của bạn. Một nghiên cứu gần đây được xuất bản trên Tạp chí Experimental Social Psychology cho thấy thành công trong việc đối mặt với thất bại đến từ việc tập trung vào các kết quả (điều bạn hy vọng đạt được) hơn là cố gắng không để thất bại và những người chấp nhận thất bại thường có kết quả tốt hơn rất nhiều so với những người nỗ lực nhìn vào mục tiêu của họ một cách tích cực mà phớt lờ các rủi ro tiềm ẩn.
Xem thêm:
Điều này nghe có vẻ dễ dàng và khả thi, tuy nhiên, rất khó để thực hiện, đặc biệt là khi hậu quả kéo theo nghiêm trọng. Các nhà nghiên cứu cũng nhận ra rằng các phản hồi tích cực làm tăng cơ hội thành công hơn bởi vì nó sẽ tiếp thêm nhiên liệu cho thái độ tích cực mà bạn đã duy trì khi tập trung cao độ vào mục tiêu đã định.
Những người đã làm nên lịch sử - những nhà cải cách đích thực – luôn có những bước đi xa hơn và xem thất bại gần như là một bước ngoặt để đạt được điều họ muốn. Thomas Edison là một ví dụ điển hình. Ông đã biến 1.000 lần nỗ lực của mình trở thành nền tảng để phát minh ra đèn điện. Khi ai đó hỏi ông là cảm thấy như thế nào trước các thất bại liên tục như vậy, ông đều nói rằng "Tôi không thất bại 1.000 lần, chỉ là mất 1.000 bước để phát minh ra đèn điện mà thôi".
Thái độ này cũng là điều khác biệt giữa thành công và thất bại. Thomas Edison không phải là người duy nhất. Bản thảo Harry Potter của J.K. Jowling chỉ được chấp nhận sau 12 lần bị các nhà xuất bản từ chối. Oprah Winfrey gọi quãng thời gian làm việc tại đài WJZ ở Baltimore là "thất bại đầu tiên và tồi tệ nhất trong sự nghiệp truyền hình". Henry Ford đã không thể giữ chân các nhà tài trợ tài chính cho mình 2 lần trước khi có thể tạo ra mô hình khả thi nhất của chiếc xe hơi. Danh sách này vẫn còn dài lắm.
Vậy thì điều gì tách biệt người để cho thất bại nhấm chìm họ với những người biến thất bại thành lợi thế? Một vài người cho rằng đó là hành động, một số khác lại cho rằng đó là suy nghĩ.
Hành động mà bạn thực hiện khi đối mặt với thất bại sẽ quyết định tới khả năng liệu bạn có vực dậy được; đồng thời, chúng cũng có những mối quan hệ mật thiết với cách mà người khác nhìn vào bạn và sai lầm của bạn.
Dưới đây là 5 suy nghĩ giúp người thành công chuyển bại thành thắng mà bạn có thể học hỏi.
1. Tự thừa nhận sai lầm
Nếu phạm sai lầm, đừng cầu mong rằng mọi chuyện sẽ ổn và không một ai có thể phát hiện ra sai lầm của bạn, bởi vì chắc chắn họ sẽ biết. Đó là điều không thể tránh khỏi.
Khi ai đó chỉ ra thất bại của bạn, thất bại lúc này không chỉ là một mà trở thành hai. Nếu vẫn im lặng, mọi người sẽ nghi ngờ tại sao bạn lại không nói gì cả và có khả năng họ sẽ cho rằng bạn nhút nhát hoặc ngu dốt tới mức chẳng nhận ra sai lầm của chính mình.
2. Đưa ra lời giải thích chứ không phải lời lẽ ngụy biện
Mắc sai lầm quả thực là cơ hội để nâng cao hình ảnh của bạn. Nó cho thấy bạn là người tự tin, có trách nhiệm và chính trực. Nói "chúng tôi mất hợp đồng đó bởi vì không hoàn thiện hồ sơ đúng hạn" là một lý do. Nói "chúng tôi mất hợp đồng đó bởi vì con của tôi bị ốm cả tuần nên không có đủ thời gian để làm" là sự biện hộ.
Hãy đưa ra lời giải thích xác đáng chứ đừng biện hộ cho sai lầm của bạn.
3. Lên kế hoạch sửa sai
Mắc lỗi là một chuyện nhưng chưa dừng lại ở đó. Điều bạn làm tiếp theo mới là thứ quan trọng. Thay vì chẳng làm gì và chờ cho ai đó "dọn dẹp mớ lộn xộn" mà bạn đã tạo ra thì hãy tự đề xuất giải pháp. Thậm chí, còn tốt hơn nếu bạn nói với ông chủ (hoặc người quản lý trực tiếp) về những bước cụ thể mà bạn đã có để sửa chữa sai lầm.
4. Lên kế hoạch dự phòng
Ngoài việc lên kế hoạch sửa chữa sai lầm thì bạn cũng nên có các giải pháp để tránh lặp lại thất bại trong tương lai. Đó là cách tốt nhất để trấn an mọi người rằng thất bại sẽ khởi đầu cho những điều tốt đẹp.
5. Quay trở lại đúng nơi bạn thất bại và cố gắng
Việc không để cho thất bại khiến bạn sợ hãi là điều rất quan trọng. Bởi lẽ, chùn bước sẽ là trở ngại mỗi lần bạn mắc sai lầm. Hãy dành đủ thời gian để nhận ra những bài học từ thất bại và ngay khi đã thấu hiểu, hãy quay trở lại đúng nơi bạn đã vấp ngã và cố gắng một lần nữa. Chờ đợi chỉ kéo dài cảm xúc tiêu cực và khiến bạn mất kiểm soát hơn mà thôi.
Thái độ của bạn trước thất bại cũng quan trọng ngang với hành động của bạn. Biến thất bại thành lợi thế cần sự co giãn và sức mạnh tinh thần – cả hai điều này đều là dấu hiệu của một người có trí tuệ cảm xúc.
Xem thêm: 13 dấu hiệu cho thấy bạn là người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao
6. Góc nhìn
Đây là yếu tố quan trọng nhất để kiểm soát thất bại. Những người luôn tự đứng dậy sau thất bại thường có nhiều khả năng sẽ tìm ra nguyên nhân do điều gì đó mà họ đã làm – những hành động sai lầm hoặc một sơ suất nào đó hơn là đổ lỗi cho chính họ.
Những người không dám đối mặt với thất bại sẽ cho rằng sai lầm là do sự lười biếng, thiếu thông minh hay một phẩm chất cá nhân nào khác khiến họ không có khả năng kiểm soát tình huống. Điều này càng làm cho họ không dám mạo hiểm trong tương lai.
7. Lạc quan
Đây là một tính cách khác của người luôn đứng dậy từ thất bại. Theo một nghiên cứu của Anh khảo sát 576 Serial Entrepreneurs (những người thành lập các công ty mới sau khi đã làm chủ một hay nhiều doanh nghiệp trước đó) nhận thấy rằng họ có nhiều khả năng thành công hơn những người mà từ bỏ ngay sau thất bại đầu tiên.
Thái độ lạc quan này giúp họ không có cảm giác thất bại sẽ kéo dài mãi mãi. Thay vào đó, họ có xu hướng xem thất bại như một cây cầu dẫn họ đi tới thành công cuối cùng.
8. Bền bỉ
Lạc quan là một cảm xúc tích cực giúp bạn trở nên bền bỉ. Đó chính là lạc quan trong hành động.
Trong khi những người khác nói: "Quá đủ rồi" và quyết định từ bỏ thì những người bền bỉ sẽ mặc cho thất bại và tiếp tục. Họ đặc biệt bởi vì họ không bao giờ ngừng lạc quan. Điều này càng khiến họ trở nên vĩ đại hơn trước thất bại.