10 suy nghĩ giúp tăng hiệu quả làm việc của những người thành công

Thành công cần rất nhiều ở mỗi người sự tập trung và kiên định.

Một suy nghĩ rất phổ biến đó là nhiều người thường chỉ mong muốn ở mức trung bình (bao gồm cả vật chất, địa vị, cuộc sống...) mà không muốn nổi bật quá nhiều. Tuy nhiên, những người thành công không hề nghĩ như vậy.

Để có thể dẫn đầu và đạt được mức độ thành công như mong muốn, mỗi người, cần phải tự xây dựng cho mình những thói quen và kiên trì áp dụng. Thành công không phải là thứ gì đó xuất hiện một cách ngẫu nhiên, nếu bạn thực sự khao khát, bạn phải nỗ lực để giành lấy nó. Học hỏi từ người thành công, lựa chọn những kinh nghiệm hữu ích, phù hợp để tạo thành bộ quy tắc sống - học tập - làm việc và bắt đầu thực hành là cách thông minh giúp bạn hoàn thành mọi mục tiêu đã thiết lập.

Dưới đây là những thói quen mà rất nhiều người thành công thường áp dụng để tối ưu hóa năng suất làm việc mà bạn có thể tham khảo.

Người thành công

1. Họ không làm việc trong "vùng an toàn" của mình

"Vùng an toàn" (Comfort zone) là gì? Vùng an toàn được nghĩa "là một trạng thái tâm lý khi mà một người cảm thấy quen thuộc, thoải mái, có thể kiểm soát và ít lo lắng nhất". Khi vượt qua trạng thái này, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ liên tục đối mặt với căng thẳng và lo lắng. Đơn giản đó là để trưởng thành, bạn cần phải trải nghiệm nhiều thứ mới mẻ hơn và mở rộng tầm nhìn của bạn ra bên ngoài.

Lý do chúng ta thường cảm thấy khi ở trong "vùng an toàn" đó là bởi vì chúng ta không cảm thấy rủi ro hay nguy hiểm, chẳng khác gì một chú chuột hamster ở trong cũi, cứ mãi sống như vậy, ngày qua ngày và chẳng biết rồi cuộc sống của nó sẽ đi tới đâu.

Les Brown - một diễn giả truyền động lực rất nổi tiếng từng nói: "Nếu bạn tự đặt bản thân vào vị trí khiến bạn phải vươn ra ngoài vùng an toàn của mình thì khi đó, bạn buộc phải mở rộng ý thức".

2. Họ luôn học hỏi trước khi làm

Học tập là điều mà chúng ta làm tốt nhất. Điều tuyệt vời nhất của việc học đó là lợi ích mà chúng ta nhận được khi áp dụng những gì đã học được vào mọi khía cạnh trong cuộc sống. Người thành công luôn khao khát được học hỏi những thứ mới và mở rộng những gì họ đã biết.

Nếu dừng học hỏi nghĩa là chúng ta chấp nhận với những gì đã biết. Nếu cữ mãi như vậy thì tầm nhìn và trí tuệ rất hạn hẹp.

Nếu Bill Gates ngừng học tập và phát triển bản thân thì Internet liệu có trở nên phổ biến như ngày hôm nay không? Chúng ta có máy tính để sử dụng và không ngừng được trải nhiệm những công nghệ thông minh như hôm nay không? Câu trả lời hầu như ai cũng biết.

Doanh nhân thành đạt

3. Họ không sợ xin lời khuyên từ người khác

Richard Branson - một danh nhân rất nổi tiếng từng nói rằng "Khi bạn cần đưa ra một quyết định khó khăn, nếu có thể thảo luận ý kiến với các doanh nhân và bạn bè đã từng rơi vào vấn đề tương tự thì mọi chuyện sẽ rất khác".

Thực tế, xin lời khuyên từ người khác không phải lúc nào cũng dễ dàng. Chúng ta nghĩ rằng ai cũng có cơ hội như nhau, ai cũng sẽ có lúc cảm thấy bất an và phụ thuộc nên quyết định tự mình giải quyết sự việc mà chẳng nhờ vả ai cả. Tuy nhiên, suy nghĩ này có thể giới hạn mỗi người đạt tới tiềm năng và những lúc như vậy là chính bạn đã bỏ qua cơ hội học hỏi rất tuyệt vời: Bất cứ một ai bạn gặp trong cuộc đời đều có ít nhất một điều gì đó để bạn học hỏi!

4. Họ không tập trung vào các chi tiết nhỏ

Cuộc sống cho chúng ta rất nhiều cơ hội và chính điều này khiến nhiều người thường không phân định được đâu là thứ cần bỏ qua, đâu là thứ cần ưu tiên và đâu là thứ quan trọng. Chi tiết càng nhỏ càng dễ bị cuốn theo và có thể, chúng ta đã vô tình bỏ qua những tầm nhìn lớn hơn - thứ mà được biết đến với tên gọi "Big Picture" - "bức tranh lớn".

Bỏ qua không có nghĩa các chi tiết nhỏ không quan trọng, mà có nghĩa đừng quá chú trọng vào tiểu tiết mà hãy cởi mở hơn để nhìn ra những cơ hội lớn hơn. Nghĩ lớn và hành động nhỏ - khi đó bạn sẽ thấy luôn có rất nhiều việc để làm và luôn có động lực để đạt được tất cả chúng.

Henry Ford không tập trung quá nhiều vào chi tiết nhỏ - thứ đã từng khiến ông thất bại hàng trăm lần trước đó. Ông hướng đến mục tiêu tục thể và biết rằng nó cần phải được hoàn thành.

5. Họ không ôm đồm nhiều việc

"Đa nhiệm" được xem như là "kỹ năng" mà chỉ có một vài người may mắn được sở hữu, nghĩa là họ có thể làm nhiều việc cùng lúc mà vẫn đảm bảo hiệu quả tối ưu, thậm chí còn vượt lên hẳn so với những người bình thường - một việc một thời điểm. Tuy nhiên, sự thật là đa phần chẳng ai có khả năng như vậy cả và ôm đồm nhiều việc còn được xem là "kẻ thù" của năng suất công việc. Người thành công hiếm khi sa vào thói quen này và họ chỉ tập trung vào thứ mà họ có khả năng làm tốt nhất.

Hiệu quả công việc

Khi ôm đồm nhiều việc, bạn khó tập trung hoàn toàn vào bất cứ thứ gì nên rất dễ nản chí và suy sụp tinh thần dẫn tới hiệu quả không cao. Tồi tệ hơn là bạn chẳng hoàn thành xong thứ gì cả..

6. Họ không lừa dối bản thân mình

Lừa dối bản thân là một trong những việc dễ nhất ai cũng làm được. Trong khi đó, việc chấp nhận vấn đề mà không ngụy biện hay trốn tránh khó hơn rất nhiều. Tuy nhiên, đây cũng chính là điểm mà chúng ta cần sẵn sàng đối mặt nếu muốn tăng hiệu quả công việc.

Khi không dám/không muốn nhận sai, bạn sẽ chẳng thể nào sửa chữa, chẳng ai muốn góp ý và cuối cùng, bạn vẫn mắc sai lầm. Vì vậy, bạn càng mất nhiều thời gian hơn và hiệu quả càng thấp.

"Hãy dừng lừa dối bản thân. Khi chúng ta phủ nhận sự thật của mình thì nghĩa là chúng ta không công nhận tiềm năng mà chúng ta có" - (Steve Maraboli).

7. Họ không trì hoãn việc yêu cầu các phản hồi (Feedback)

Feedback rất quan trọng. Bởi vì nó sẽ mang đến cho bạn những cái nhìn khác về tình huống hiện tại. Khi một ai đó dành cho bạn một phản hồi, một lời nhận xét, nghĩa là bạn có thể nhìn nhận vấn đề theo một hướng mới.

Năng suất làm việc

Nếu trĩ hoãn việc lấy ý kiến từ người khác nghĩa là bạn đã không biết tận dụng những lời khuyên và kinh nghiệm của mọi người. Như Elon Musk - CEO của Tesla Motor đã từng nói rằng "Vòng lặp phản hồi" (Feedback Loop) rất quan trọng - vì khi đó bạn sẽ liên tục nghĩ về điều bạn đã hoàn thành và làm thế nào bạn có thể làm nó tốt hơn".

8. Họ không phục tùng, họ lãnh đạo

Bạn chắc hẳn đã từng nghe câu nói "Lead, follow or get out of the way" (Lãnh đạo, phục tùng hoặc cuốn xéo). Có hai kiểu người trên thế giới này đó là người lãnh đạo và kẻ phục tùng. Người lãnh đạo thành công là những người buộc người khác phải "phục tùng" họ.

Người thành công không nghe hay làm theo ý kiến trái chiều của ai cả. Họ không bị tác động bởi suy nghĩ của những kẻ thích phán xét, ngược lại, họ có con đường riêng của mình - nơi họ biết họ cần nỗ lực hơn nữa để đi tới đó.

"Trong một khu rừng, có hai con đường rẽ ra hai hướng và tôi - tôi chọn con đường ít người qua lại và chính nó khiến mọi thứ trở nên khác biệt hoàn toàn" - Robert Frost.

9. Họ không để quá khứ cản đường đi đến tương lai của họ

Quá khứ là thứ gì đó rất khó thay đổi và nếu không có nó, chúng ta chẳng bao giờ trưởng thành hay học hỏi được điều gì giá trị cả.

Jack Ma

Shahid Khan đã từng làm công việc rửa bát với mức thù lao cho một giờ làm việc là $1.20. Tuy nhiên, xuất thân nghèo khó không hề ngăn ông nghĩ lớn. Với khối tài sản ròng trị giá 3,8 tỷ USD, hiện nay Shahid Khan là ông chủ của Flex-N-Gate - một trong những công ty tư nhân lớn nhất ở Mỹ, đồng thời là một nhà tài phiệt rất nổi tiếng trên thế giới.

10. Họ luôn tự bao quanh mình bởi những người tiêu cực

"Bạn không thể mong được sống tích cực nếu vẫn giao du với những người sống tiêu cực" - Joel Olsteen.

Người có thái độ sống tiêu cục chính là yếu tố khiến hành trình giành lấy điều bạn muốn trở nên xa hơn do suy nghĩ của họ khiến bạn mất tinh thần, hoang mang và nghi ngờ chính khả năng của bạn. Thành công phụ thuộc rất nhiều vào tư duy và nếu cứ mãi tư duy tiêu cực thì bạn chẳng thể nào thay đổi được.

Thành công cần rất nhiều ở mỗi người sự tập trung và kiên định.

Thứ Tư, 01/06/2022 14:12
45 👨 3.838
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc