Bài chia sẻ dưới đây được đăng trên trang blog cá nhân của Paul Graham. Ông là 1 nhà khoa học máy tính, nhà đầu tư mạo hiểm, nhưng nổi tiếng hơn cả là với vai trò đồng sáng lập Viaweb và Y Combinator - vườn ươm start-up nổi tiếng nhất tại Mỹ. Y Combinator là nơi ra đời hơn 1,000 start-up và cũng là "ngôi nhà chung" của những cái tên nổi danh như Dropbox hay Airbnb. Bạn có thể đọc những lời khuyên khởi nghiệp từ bất cứ nơi đâu nhưng Y Combinator sẽ là cái tên không cần phải chứng minh gì thêm. Dưới đây là tóm tắt 6 nguyên nhân đầu tiên được đưa ra trong phần 1. (Lưu ý: Mọi chú thích là của tác giả bài viết).
1. Chỉ có một người sáng lập
2. Chọn sai địa điểm
3. Chọn thị trường ngách quá nhỏ
4. Ý tưởng phái sinh
5. Ngoan cố
6. Thuê lập trình viên dở tệ
Sau một buổi hỏi đáp Q&A, một người đã hỏi tôi nguyên nhân gì khiến cho các start-up thất bại. Sau khi suy nghĩ 1 lúc thì tôi nhận ra rằng đó thực sự là 1 câu hỏi mẹo rất khó trả lời. Nó cũng giống như việc hỏi điều gì khiến start-up thành công - nếu bạn tránh được những nguyên nhân gây thất bại thì bạn sẽ thành công - đó là câu hỏi quá lớn để trả lời ngay lập tức.
Sau đó thì tôi nhận ra có thể sẽ có ích nếu nhìn nhận vấn đề theo hướng đó. Nếu liệt kê danh sách những điều bạn không nên làm thì bạn có thể làm nên "công thức thành công" bằng cách né tránh chúng. Tự nhắc mình không làm những điều không nên thì dễ hơn là nhắc mình phải làm những điều cần làm (1).
Cốt lõi thì chỉ có 1 sai lầm có thể giết chết start-up của bạn, đó là tạo nên sản phẩm mà không ai cần. Nếu bạn tạo ra thứ người khác cần thì mọi thứ sẽ ổn cho dù bạn có làm gì. Vậy nên dưới đây là danh sách 18 điều khiến cho start-up không tạo nên sản phẩm mà người dùng cần. Gần như tất cả các thất bại đều đi qua 1 trong 18 "cửa" này.
1. Chỉ có một người sáng lập
Đã bạn giờ bạn để ý rằng có rất ít start-up thành công khi nó chỉ có 1 người sáng lập? Ngay cả những công ty mà bạn cho rằng chỉ có 1 người sáng lập như Oracle thì sau này hóa ra cũng có nhiều hơn. Đó có vẻ không phải chuyện trùng hợp ngẫu nhiên. Một người sáng lập thì có gì sai? Có lẽ là người sáng lập đã không thể kêu gọi bạn bè cùng mở công ty với anh ta, điều này khá không ổn bởi bạn bè là những người biết rõ anh ta nhất.
Ngay cả khi tất cả bạn bè của anh ta đều nhìn nhận sai và công ty là 1 cuộc đánh cược có lời thì anh ta vẫn ở vào thế bất lợi. Khởi nghiệp mà chỉ có 1 mình thì quá khó khăn. Ngay cả khi bạn có thể làm mọi việc 1 mình thì bạn vẫn cần người để cùng động não, cùng giải quyết những quyết định sai lầm hay lấy lại tinh thần cho bạn khi mọi thứ không đi theo ý muốn.
Lý do cuối cùng có lẽ là lý do quan trọng nhất. Những thời điểm khó khăn nhất của 1 start-up thực sự vô cùng khó khăn mà ít người có thể 1 mình vượt qua. Khi có nhiều người sáng lập thì tinh thần chung sẽ kết nối họ với nhau. Mỗi người sẽ nghĩ rằng "Mình không thể để bạn bè thất vọng" và đó chính là nguồn động lực mạnh mẽ nhất mà bản chất con người có được. Bạn sẽ không thể có được điều đó khi chỉ có 1 mình.
2. Chọn sai địa điểm
Start-up chỉ có thể phát triển ở 1 vài nơi. Silicon Valley là địa điểm thống trị, sau đó là Boston, Seattle, Austin, Denver và New York. Bên cạnh những vùng đó thì con số không có nhiều. Ngay cả ở New York thì số startup tính trên đầu người có lẽ cũng chỉ bằng 1 phần 20 con số đó ở Silicon Valley. Ở những thành phố như Houston, Chicago hay Detroit thì con số quá nhỏ.
Tại sao lại có mức chênh lệch lớn như vậy? Có lẽ lý do cũng giống như trong các ngành khác. Đâu là trung tâm thời trang lớn thứ 6 của US? Trung tâm lớn thứ 6 của ngành dầu khí, tài chính hay xuất bản? Cho dù ở đâu và là ai thì khi đứng quá xa vị trí "top", có lẽ gọi là "trung tâm" cũng là 1 từ chưa chính xác.
Có 1 câu hỏi thú vị là vì sao lại có những thành phố trở thành trung tâm startup nhưng lý do các startup phát triển tại đây cũng giống như trong bất kì ngành nào, đó là nơi có các chuyên gia. Tiêu chuẩn cao hơn, mọi người nhiệt huyết hơn với những gì họ làm, người bạn muốn thuê đang sống ở đó, các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng ở đó. Không ai biết chính xác những yếu tố này kết hợp ra sao để có thể giúp tăng trưởng start-up ở Silicon Valley và đánh bại con số đó ở Detroit nhưng rõ ràng rằng số startup trên đầu người ở đây cao hơn hẳn những nơi khác.
3. Chọn thị trường ngách quá nhỏ
Hầu hết các doanh nghiệp xin vốn từ Y Combinator đều gặp phải 1 vấn đề chung: lựa chọn 1 thị trường ngách quá nhỏ và an toàn bởi hy vọng tránh cạnh tranh. Nếu nhìn vào cách những đứa trẻ chơi thể thao, bạn sẽ nhận ra rằng, dưới 1 mức tuổi nào đó trẻ em thường sợ bóng. Khi bóng tới gần thì phản xạ của chúng là tránh xa. Khi còn là 1 cầu thủ sân ngoài 8 tuổi (outfielder - 1 vị trí trong môn bóng chày), tôi hiếm khi bắt được bóng bởi cứ khi nào bóng bay tới thì tôi lại nhắm mắt và giữ găng tay để bảo vệ mình hơn là để bắt bóng.
Lựa chọn thị trường ngách nhỏ cũng như chiến thuật với trái bóng của cậu bé 8 tuổi là tôi. Nếu muốn làm điều gì đó thực sự tốt thì bạn sẽ phải có đối thủ và bạn sẽ phải đối mặt với họ. Chỉ có thể tránh cạnh tranh bằng cách tránh những ý tưởng hay. Tôi nghĩ tránh những vấn đề lớn theo cách này hầu hết là do vô thức. Không phải là mọi người nghĩ tới ý tưởng lớn nhưng lại lựa chọn ý tưởng nhỏ hơn bởi chúng an toàn hơn. Vô thức thậm chí còn không để bạn nghĩ tới ý tưởng lớn. Giải pháp có lẽ là nghĩ ra ý tưởng mà bạn không can dự vào. Ý tưởng lớn để "ai đó" thực hiện sẽ như thế nào?
4. Ý tưởng phái sinh
Rất nhiều ứng dụng chúng tôi nhận được là phiên bản bắt chước từ 1 công ty. Đó cũng là 1 nguồn ý tưởng nhưng không phải tốt nhất. Nếu bạn nhìn vào nguồn gốc của mọi startup thành công thì rất ít bắt đầu bằng việc bắt chước công ty khác. Họ lấy ý tưởng từ đâu? Thường thì từ 1 vài vấn đề cụ thể và chưa được giải quyết mà những người sáng lập khác đã phát hiện ra.
Startup của chúng tôi làm phần mềm để tạo ra cửa hàng trực tuyến. Khi chúng tôi bắt đầu thì mới có 1 vài trang mà bạn có thể yêu cầu hàng nhưng thông qua những nhà tư vấn web và chi phí cao. Chúng tôi biết rằng nếu mua sắm trực tuyến lên ngôi thì những trang này sẽ cần bằng phần mềm như của chúng tôi. Vậy nên chúng tôi bắt đầu viết phần mềm, mọi thứ khá là ngắn gọn và đơn giản như vậy.
Dường như vấn đề lớn nhất cần giải quyết là những vấn đề ảnh hưởng tới cá nhân bạn. Apple ra đời là bởi Steve Wozniak muốn 1 chiếc máy tính. Google là bởi Larry và Sergey không thể tìm thấy điều họ cần trên mạng, Hotmail là bởi Sabeer Bhatia và Jack Smith không thể trao đổi email khi làm việc.
Vậy nên thay vì sao chép Facebook với 1 vài biến thể mà người dùng chắc chắn sẽ bỏ lơ, hãy đi tìm ý tưởng theo 1 hướng khác. Thay vì bắt đầu từ 1 công ty và giải quyết vấn đề mà họ đã giải quyết rồi, hãy đi tìm vấn đề và tưởng tượng về 1 công ty sẽ giải quyết vấn đề đó. (2) Mọi người đang phàn nàn về điều gì? Bạn mong muốn điều gì sẽ xuất hiện?
5. Ngoan cố
Trong 1 vài lĩnh vực, thành công có được là nhờ có tầm nhìn về những gì bạn muốn đạt được và kiên định với chúng bất kể có khó khăn nào ngáng trở. Nhưng startup không phải 1 trong số đó. Cách tiếp cận "gắn chặt vào mục tiêu" như vậy sẽ hiệu quả với những ai muốn giành huy chương vàng Olympic - nơi vấn đề đã được xác định rõ ràng. Startup cũng giống như làm khoa học và bạn cần phải đi theo những dấu vết xem nó đưa mình tới đâu.
Đừng quá bướng bỉnh với ý tưởng gốc bởi có thể nó hoàn toàn sai lầm. Hầu hết các startup thành công cuối cùng lại là bởi những điều khác hẳn với những gì họ dự định ban đầu - thường thì khác tới nỗi ta không nghĩ rằng đó là cùng 1 công ty. Bạn cần phải chuẩn bị khi có ý tưởng hay hơn và phần khó nhất thường là bỏ đi ý tưởng cũ của mình. Thế nhưng mở hướng đến với các ý tưởng mới cũng cần được điều chỉnh đúng đắn. Thay ý tưởng mới hàng tuần cũng không kém phần "chết người". Liệu có 1 bài test nào bạn có thể thử hay không? Một người nên tự hỏi liệu ý tưởng có thể hiện 1 hình thức tiến triển nào hay không. Nếu trong mỗi ý tưởng mới, bạn có thể sử dụng hầu hết những gì mình đã xây dựng trước đó thì có lẽ bạn đang đi theo 1 tiến trình mà sớm muộn chúng cũng sẽ cắt nhau tại 1 điểm. Nếu bắt đầu hoàn toàn từ con số 0 thì có lẽ là dấu hiệu không hay.
Rất may là có người bạn có thể hỏi để lấy lời khuyên: đó chính là người dùng. Nếu bạn đang nghĩ tới việc chuyển hướng và người dùng có vẻ thích thì có lẽ đó cũng là điều nên thử.
6. Thuê lập trình viên dở tệ
Tôi đã quên không đưa điều này vào đầu danh sách nhưng gần như tất cả những người sáng lập mà tôi biết đều là nhà lập trình. Đây không phải là vấn đề quan trọng với họ bởi nếu chẳng hay thuê phải ai đó không giỏi thì điều đó cũng không giết công ty, họ có thể tự làm.
Nhưng khi tôi nghĩ về những gì khiến hầu hết các startup thất bại trong ngành kinh doanh thương mại điện tử của những năm 90s thì nguyên nhân chính là bởi các lập trình viên. Nhiều công ty được gây dựng bởi những người làm kinh doanh, nghĩ rằng startup là có 1 ý tưởng hay và thuê 1 lập trình viên để thực hiện ý tưởng đó. Điều đó thực ra khó khăn hơn nhiều - thực tế thì hầu như là không thể - bởi những người làm kinh doanh không thể biết được ai là người lập trình giỏi. Họ có thể còn chẳng thấy được những người tốt nhất bởi không ai thực sự tốt lại đi hiện thực hóa tầm nhìn của 1 người làm kinh doanh.
Thực tế lại diễn ra theo hướng là người làm kinh doanh chọn người mà họ nghĩ là giỏi (thông qua resume - chứng nhận Microsoft Certified Developer chẳng hạn) nhưng thực tế thì không. Rồi họ không hiểu vì sao startup của mình tụt dốc như bom trong chiến tranh thế giới thứ II trong khi đối thủ lại lên như máy bay phản lực. Vậy làm thế nào để chọn được người lập trình giỏi khi bạn không phải là nhà lập trình? Tôi không nghĩ là thực sự có câu trả lời mà chỉ có thể nói rằng, bạn phải tìm được 1 nhà lập trình giỏi để giúp bạn thuê người.
Chú thích:
- (1) Đây không phải là danh sách tất cả nguyên nhân khiến start-up thất bại mà chỉ là những nguyên nhân bạn có thể kiểm soát được. Có 1 số vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, ví dụ như gặp vận xui chẳng hạn.
- (2) Hơi châm biếm 1 chút nhưng chính 1 biến thể của Facebook hoạt động tốt chính là Facebook dành riêng trong môi trường cho sinh viên đại học.