11 quy tắc lạ lùng chỉ thấy ở Nhật Bản có thể bạn chưa biết!

Từ lâu Nhật Bản đã được biết đến là một cường quốc kinh tế có nền giáo dục phát triển và con người ở đây rất chăm chỉ, thông minh, lễ nghĩa. Tuy nhiên, đất nước mặt trời mọc này lại có rất nhiều phát minh sáng chế lạ lùng, thậm chí còn kỳ quặc đối với những quốc gia khác trên thế giới.

Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Nhật luôn có những quy tắc rất nghiêm ngặt và thực sự kỳ lạ. Mời các bạn cùng xem qua 11 quy tắc lạ lùng chỉ thấy ở Nhật Bản có thể bạn chưa biết!

11. Xưng hô với mọi người

Xưng hô với mọi người© jsk/pixabay © jemastock/depositphotos

Tại Nhật Bản, nếu chỉ xưng hô với mọi người bằng cách gọi tên một người là không đủ. Tiếng Nhật có một hệ thống các hậu tố “-san” để diễn tả sự tôn kính và trang trọng khi gọi tên hoặc ám chỉ đến người khác:

  • “-kun”: được sử dụng để gọi tên hoặc đề cập đến người có địa vị thấp hơn họ, hoặc bất cứ ai khi gọi tên, nhắc đến những cậu bé hoặc thanh thiếu niên nam, những người bạn nam. Thông thường sử dụng “-kun” có nghĩa là “bạn”.
  • "-chan" - một hậu tố nhẹ, chủ yếu dùng cho trẻ em, các thành viên trong gia đình, người yêu và bạn thân.
  • "-sama" - là một phiên bản của "-san" với hình thức tôn trọng rất cao, chủ yếu để chỉ đến những người có địa vị cao hơn hoặc những vị khách mà đối với những người bản thân rất ngưỡng mộ. Khi sử dụng để chỉ chính mình, "-sama" thể hiện sự kiêu ngạo một cách cực đoan (hoặc mỉa mai sự khiêm tốn của bản thân).
  • "-senpai" - để xưng hô với đồng nghiệp hoặc bạn học cũ.
  • "-kōhai" - mang tính chất đối lập với "-senpai", chỉ cấp dưới, "-kun" sẽ được dùng để thay thế.
  • "-sensei" - dành cho các giáo viên, bác sĩ, nhà khoa học, chính trị gia và các cơ quan có thẩm quyền khác.
  • "-shi" - sử dụng trong hình thức văn bản trang trọng và đôi khi trong bài phát biểu chính thức, để đề cập đến một người không quen biết đối với người nói.

10. Khi trao đổi card visit kinh doanh

Khi trao đổi card visit kinh doanh© useful-tips-japan

Người Nhật khi làm việc luôn có card visit của riêng mình. Nếu bạn là một người làm kinh doanh tại Nhật Bản, khi trao đổi danh thiếp cho khách hàng hoặc trao đổi với đối tác làm ăn, bạn sẽ cần chú ý đến những quy tắc như:

  • Đảm bảo mặt thẻ của bạn quay lên trên.
  • Đưa bằng cả hai tay.
  • Nếu vị trí công việc, địa vị xã hội của bạn thấp hơn phải giữ thẻ của mình thấp hơn.
  • Khi nhận được tấm danh thiếp, bạn không được cất ngay đi mà phải xem xét trong vòng vài giây.
  • Đừng quên cúi nhẹ người và họ cũng sẽ đáp lễ cúi đầu lại khi nhận card visit.
  • Nếu bạn không có một tấm danh thiếp, điều đó sẽ thật tồi tệ.

Điều này khác xa so với việc bạn có card visit nhưng lại để nó ở trong túi áo khi kinh doanh.

9. Trong thang máy

Trong thang máy© gl0ck/depositphotos © jsks/pixabay

Tại Nhật Bản, có những quy tắc không chính thức nhưng nó vẫn được mọi người làm theo như một thói quen. Nếu bạn là người đầu tiên bước vào thang máy, bạn sẽ trở thành "đội trưởng" thang máy và nên đứng gần bảng điều khiển. Bạn sẽ phải bấm nút đóng cửa cho đến khi mọi người bước vào thang máy, lặp lại mỗi lần khi thang máy dừng lại. Hơn nữa, bạn cũng phải là người cuối cùng rời khỏi đó, vì thế bạn cần phải làm tất cả mọi thứ rất nhanh.

Nếu bạn là một vị khách du lịch đến Nhật Bản và đã biết được phép tắc này, chúng tôi khuyên bạn không nên là người vào thang máy đầu tiên!

8. Trên tàu điện ngầm

Trên tàu điện ngầm© moritzklassen/pixabay © blog.udn

Khi ở trên tàu điện ngầm, có một số quy định mà người Nhật cần phải làm như: hạn chế nói chuyện (trên điện thoại cũng vậy), không can thiệp vào việc của người khác và nhìn vào người khác sẽ là hành vi bất lịch sự.

Thông thường, ở các quốc gia khác, việc nhường ghế cho người già, trẻ em và người tàn tật là hành động lịch sự. Thế nhưng, ở Nhật Bản, người già sẽ luôn cảm thấy "khó chịu" nếu ai đó muốn nhường ghế cho họ, bởi họ sẽ đứng khi không còn ghế trống. Hơn nữa, trên tàu điện luôn có khoang ưu tiên dành cho người già, phụ nữ mang thai, trẻ em và người khuyết tật, nếu muốn họ có thể sử dụng khoang này.

7. Chạm vào người khác

Chạm vào người khác

Ở Nhật, khi bạn nhìn chằm chằm vào người khác đã bị coi là thô lỗ rồi, chứ đừng nói gì đến việc chạm vào họ. Đất nước này không rộng lớn, do đó người dân ở Nhật Bản luôn tôn trọng không gian cá nhân của mỗi người. Nếu bạn đến Nhật Bản, đừng nên tùy tiện chạm vào người khác.

Hôn nhau ở nơi công cộng cũng bị coi là bất lịch sự ở đất nước này. Trước năm 1945, nó còn được coi là một hành vi vi phạm trật tự công cộng.

6. Uống rượu

Uống rượu© AlexNazaruk/depositphotos © twicopy

Uống rượu đã trở thành một nét văn hóa của giới nhân viên văn phòng Nhật Bản, họ hiếm khi "thoát" lời mời một bữa tiệc, một bữa nhậu của sếp hay đồng nghiệp, đó là cách xả stress và vui vẻ bên bạn bè sau những giờ làm việc căng thẳng. Không khó để nhìn thấy các quý ông ngủ qua đêm tại ga tàu, lề đường hay các quán đồ ăn nhanh trong tình trạng say khướt.

Một nhân viên bán hàng gương mẫu buổi sáng có thể ôm người bạn đồng nghiệp của mình trong quán karaoke tối đó và say đến nỗi ói trên bộ vest của mình, điều này là hoàn toàn bình thường. Điều thú vị là khi họ tỉnh táo, họ sẽ coi như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

5. Tiền

Tiền© melon-panda.livejournal

Người Nhật có một thái độ kỳ lạ đối với tiền: vì một lý do nào đó, họ cảm thấy xấu hổ khi trao đổi tiền bạc ở nơi công cộng. Do đó, những phong bì đựng tiền trang trí theo phong cách truyền thống được sử dụng phổ biến ở nơi đây. Nếu bạn không có những chiếc phong bì như vậy, bạn sẽ phải gói tiền trong một mảnh giấy trước khi trao nó cho bất cứ ai.

Tất nhiên bạn không cần phải làm như vậy tại các cửa hàng hay siêu thị, nhưng bạn vẫn phải biết quy tắc này. Bạn sẽ phải chuẩn bị sẵn số tiền trước khi thanh toán để tránh người ở phía sau phải chờ đợi và khi trả tiền bạn không đưa tiền trực tiếp cho thu ngân, mà sẽ đặt vào một khay có sẵn trên bàn. Điều này sẽ tránh va chạm thân thể khiến người thu ngân lẫn khách hàng cảm thấy không thoải mái cũng như việc nhận tiền thanh toán sẽ dễ dàng hơn.

4. Quy tắc khi ngồi

Quy tắc khi ngồi© gwaar/flickr

Ngồi bằng cách gập hai chân dưới đùi được gọi là "seiza" và người Nhật Bản thường ngồi trên sàn nhà theo cách này. Họ cảm thấy thoải mái khi ngồi theo phong cách seiza như thể chúng ta ngồi trên một chiếc ghế bành vậy.

Những người ở quốc gia khác sẽ không quen với cách ngồi đó, bàn chân có thể bị tê liệt trong vòng vài phút. Nếu bạn là một khách du lịch hoặc một người cao tuổi ngồi cạnh những người Nhật Bản trong nhà của họ, chân của bạn có thể duỗi ra, họ sẽ thông cảm và không ai nói bất cứ điều gì. Nhưng sẽ cực kỳ không phù hợp nếu một người Nhật Bản nào đó ngồi như vậy.

3. Quà tặng

Quà tặng© AlexNazaruk/depositphotos

Ở Nhật Bản có văn hóa tặng quà, mỗi năm có 2 mùa tặng quà đặc biệt: o-chugen (vào mùa hè) và o-seibo (vào mùa đông).

Ở nhiều quốc gia, sau khi nhận quà có thể mở ngay những món quà đó trước mặt mọi người, nhưng ở Nhật Bản đó lại là dấu hiệu cho thấy sự tham lam và thiếu kiên nhẫn. Bên cạnh đó, người tặng quà có thể sẽ cảm thấy xấu hổ về món quà khiêm tốn của mình và người được nhận sẽ bị cho là có cư xử không lễ độ.

2. Văn hóa chào hỏi

Văn hóa chào hỏi© AlinaOsadchenko/depositphotos © rijal//depositphotos

Nghệ thuật cúi chào rất quan trọng ở đất nước này, trẻ em sẽ phải học từ khi còn nhỏ. Cúi đầu không chỉ được dùng khi gặp nhau, mà còn thể hiện sự biết ơn, biết lỗi, nhờ vả… Có rất nhiều cách khác nhau để cúi chào ở Nhật Bản như: đứng, ngồi và các biến thể khác ở hai phái.

  • Cúi chào Eshaku (15 độ): dành cho những người có cùng độ tuổi, tầng lớp hoặc cùng vị trí trong xã hội.
  • Cúi chào lịch sự Keirei (30 độ): dành cho những người lớn tuổi hơn, các bậc tiền bối, ông chủ hoặc những người có địa vị cao trong xã hội.
  • Cúi chào kính trọng Saikeirei (45 độ): cúi đầu khi muốn xin lỗi, cảm ơn một cách chân thành hoặc khi cúi chào thần, phật, Chúa trời, Hoàng đế, quốc kỳ hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ.
  • Cúi "cầu xin cho cuộc sống của bạn" có lẽ chỉ được sử dụng nếu bạn đã làm điều gì đó thực sự khủng khiếp.

Nếu bạn cúi càng thấp thì càng thể hiện sự kính trọng. Nghĩa là người bạn chào có cấp bậc hay tuổi tác hơn bạn càng nhiều thì bạn càng phải cúi sâu và giữ ở tư thế đó lâu hơn bình thường.

1. Cảm ơn khách hàng

Cảm ơn khách hàng© Clara Cortes/reuters

Một quy tắc lâu đời có tại Nhật Bản đó là sau khi một vị khách ra về, một hoặc toàn bộ nhân viên sẽ đi theo đến cửa hoặc thang máy và tiếp tục cúi đầu cho đến khi họ rời khỏi. Khách hàng hoặc đối tác kinh doanh được coi như thượng đế và được đối xử bằng sự tôn trọng đáng kinh ngạc tại Nhật Bản.

Sẽ khá bất tiện nếu điều này xảy ra trong một trung tâm thương mại hoặc một cửa hàng vào giờ cao điểm với lượng khách đông đúc và không phải ai cũng có thể đủ thời gian để đáp lễ hoặc để các nhân viên có thể cúi chào cảm ơn từng người.

Bên cạnh đó, những khách hàng nước ngoài chưa quen với cung cách này có thể cảm thấy ngại ngùng. Người Nhật thế hệ mới ngày nay cho rằng đây là một quy tắc thừa và họ thường bỏ qua nghi thức này.

Xem thêm: 20+ hình ảnh bí mật đằng sau cuộc sống của giới doanh nhân Nhật Bản

Chúc các bạn vui vẻ!

Thứ Hai, 13/11/2017 15:50
52 👨 2.045
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng sống