5 công trình khoa học vĩ đại thay đổi thế giới ra đời nhờ giấc mơ

Có một số nhà khoa học cho ra những công trình khoa học vĩ đại thay đổi thế giới nhờ giấc mơ.

1. Máy may tự động

Máy may tự động

Vào năm 1844, Elias Howe - một kỹ sư người Mỹ đã cố gắng thiết kế một máy may sử dụng kim khâu nhưng không thành công. Trong một lần ngủ, ông mơ thấy bị tấn công bởi những người đàn ông bộ lạc bằng cây giáo có lỗ hình ở đầu. Sau khi tỉnh dậy, ông đã đặt cái lỗ ở giữa kim khâu tự động (trước đây đặt ở chân kim) và phối hợp với con suốt chỉ tạo nên đường may.

2 năm sau giấc mơ, Elias Howe đã xin cấp bằng sáng chế thiết kế cho máy may khâu, thiết bị giúp ản xuất quần áo với số lượng hàng loạt và giảm chi phí.

2. Vòng benzen

 Vòng benzen

Vòng Benzen, một cấu trúc hóa học được sử dụng trong việc bảo quản xăng. Đây là một cấu trúc rất quan trọng đối với ngành công nghiệp hóa dầu.

Friedrich August Kekule - một nhà hóa học người Đức đã khám ra vòng benzen nhờ một giấc mơ. Ông mơ thấy các nguyên tử biến thành một khuôn hình uốn lượn như con rắn tự cắn lấy 'đuôi' và xoay quanh.

Khi tỉnh dậy, ông đã viết ra cấu trúc của Benzen với 6 nguyên tử cacbon liên kết tạo thành một vòng lục giác.

3. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là phát minh vĩ đại của nhà khoa học người Nga Dmitri Mendeleev.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học năm 1871 của Dmitrij Mendeleev. (Ảnh: VIX)
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học năm 1871 của Dmitrij Mendeleev. (Ảnh: VIX)

Năm 1869, Dmitri Mendeleev - một nhà khoa học người Nga đã viết tên của từng yếu tố lên mỗi tấm thẻ khác nhau tạo ra những khái niệm cơ bản đầu tiên về các nguyên tố hóa học nhưng ông lại không biết cách sắp xếp để chúng thành một sơ đồ hoàn chỉnh và logic. Sau 3 ngày làm việc không ngủ, ông đã ngủ thiếp đi trên bàn làm việc mà mơ thấy một sơ đồ hoàn chỉnh, với các nguyên tố được đặt theo những vị trí chính xác.

Khi thức dậy, ông đã lập tức ghi lại vào giấy những gì mình mơ thấy và nó đã giúp ông tạo ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

4. Insulin điều trị bệnh tiểu đường

Insulin điều trị bệnh tiểu đường

Năm 1923, Frederick Banting, giành được giải thưởng Nobel về Sinh lý học và Y học nhờ chứng minh được rằng insulin có thể được sử dụng để kiểm soát bệnh tiểu đường.

Vào ngày 31/10/1920, Banting đã đi vào giấc ngủ và mơ về một thí nghiệm đặc biệt về cách làm thế nào để sử dụng insulin điều trị bệnh tiểu đường. Khi ông tỉnh dậy, ông đã thực hiện các thí nghiệm đó và đã thành công.

5. Đường dẫn thần kinh

Đêm trước lễ Phục sinh năm 1921, nhà sinh vật học người Áo Otto Loewi đang ngủ thì bất chợt tỉnh giấc. Sau đó ông lấy giấy bút và ghi chép lại một cách vô thức những gì thấy trong giấc mơ.

Hôm sau, khi đang ngủ, giấc mơ đó lại quay trở lại và đó chính là chính phương pháp thực nghiệm chứng minh giả thuyết mà Loewi đưa ra 17 năm trước chính xác hay không.

Mô tả thí nghiệm của Loewi với 2 quả tim ếch. (Ảnh: Important7)
Mô tả thí nghiệm của Loewi với 2 quả tim ếch. (Ảnh: Important7)

Sau khi tỉnh lại, Loewi đến ngay phòng thí nghiệm để thực hiện phương pháp mà ông mơ thấy và xác nhận rằng các nơ-ron thần kinh có thể liên lạc với nhau bằng cách giải phóng các chất hóa học. Phát hiện này đã giúp Loewi nhận được giải thưởng Nobel về Y học năm 1936.

Thứ Sáu, 01/07/2022 16:07
31 👨 610
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học