Nhiều người lưu thông tin cá nhân trong laptop, và những kẻ phạm tội có thể gây ra những cơn đau đầu khủng khiếp cho cả thế giới với chỉ vài cú click chuột.
Chúng ta đã quá quen thuộc với những cảnh báo như laptop chứa những dữ liệu nhạy cảm (thậm chí phải thêm từ “bị đánh cắp”, “bị mất mát” trong cảnh báo trên). Gần đây, hãng sản xuất laptop hàng đầu thế giới Dell đã tài trợ cho một nghiên cứu về vấn đề bảo mật dữ liệu trong laptop. Ponemon Institute, một hãng nghiên cứu độc lập, đã thực hiện nghiên cứu này trong 8 tháng và cho biết, mặc dù có 53% doanh nhân nói laptop của họ chứa các dữ liệu nhạy cảm của công ty, nhưng có tới 65% số đó thừa nhận họ không hề có một hành động nào bảo vệ thông tin của họ.
Mới đây có số liệu cho biết hơn 12.000 laptop bị mất tại các sân bay Mỹ trong 1 tuần. Người dân Mỹ vẫn chưa quên chuyện tháng trước, ở Columbus, Ohio (Mỹ), kẻ trộm đã đột nhập vào xe hơi và lấy cắp một chiếc laptop chứa số Bảo hiểm Xã hội và các thông tin cá nhân khác của 4.259 học sinh tại các trường học ở thành phố Reynoldsburg thuộc bang Ohio (Mỹ).
Laptop thường chứa nhiều dữ liệu nhạy cảm |
Nếu đi ra khỏi nhà, hãy tránh dùng túi đựng laptop bởi như thế quá rõ ràng là bạn đang mang theo một cái laptop. Nếu đi trên máy bay, đừng để laptop trong nhóm hành lý của bạn. Nếu đi bằng xe ô tô, hay khóa laptop trong xe, tránh xa mọi ánh mắt.
Ngoài ra, hãy nghĩ về việc bảo vệ laptop của bạn bằng một cáp an toàn. Các nhà cung cấp phụ kiện máy tính như Belkin, Kensington và Targus hiện bán rất nhiều loại khóa, với giá từ 4-40 USD.
Tất nhiên, bạn không thể đảm bảo laptop của bạn không bao giờ rời khỏi tay ban, do đó hãy chắc chắn nó được bảo vệ bắt các chữ, số mật khẩu.
Và hãy nhớ, bạn có thể trang bị khóa ngoài laptop, thì bạn cũng có thể “khóa” bên trong laptop. Matt Curtin, nhà sáng lập hãng bảo mật kỹ thuật số Interhack ở Columbus, gợi ý về giải pháp mã hóa, hóa trang cho các dữ liệu.
“Mã hóa thông tin cũng không ngăn được mọi người tải thông tin”, Curtin nói, “Song mã hóa sẽ ngăn những kẻ tọc mạch đọc nó”.
Những ứng dụng khác giúp bảo mật laptop mà các hãng bảo mật Absolute Software, GadgetTrak và MyLaptopGPS giới thiệu, có thể giúp bạn xác định chiếc laptop bị đánh cắp hiện đang ở đâu. Thậm chí trong một số trường hợp, bạn có thể xóa các thông tin nhạy cảm từ xa.
Gần đây, hai sinh viên và các giáo sư của một trường đại học tại Mỹ đã tiết lộ về một giải pháp bảo mật miễn phí, nguồn mở mang tên Adeona ( http://adeona.cs.washington.edu).