Trình duyệt mới của Google, với tên Chrome, có nhiều điểm mà một trình duyệt ngày nay nên có: thiết kế bóng bẩy, hỗ trợ mở nhiều trang trên thanh tab và đưa ra nhiều cách giúp khách hàng kiểm soát các thiết lập Internet riêng tư của mình.
Tuy nhiên một vài thử nghiệm ban đầu đã cho thấy bản “beta” này, đã không hoàn thành được mục tiêu mà Google đề ra: Thể hiện sự vượt trội so với phiên bản Internet Explorer mới nhất của Microsoft.
Chrome là một thách thức mới đối với Internet Explorer, dù trình duyệt này của Microsoft được sử dụng bởi ba phần tư số lượng người lướt web trên toàn cầu. Tuy nhiên nó cũng có thể được coi là một thách thức đối với bộ phần mềm văn phòng của Microsoft, bởi điều mà Google thực sự muốn làm là biến trình duyệt này thành một nền tảng ổn định và linh hoạt có thể thực hiện mọi thứ mà chúng ta muốn làm đối với một chiếc máy tính, từ đánh máy, soạn email tới chỉnh sửa ảnh.
Để củng cố điều này, Chrome được thiết kế xử lý JavaScript theo cách tiên tiến hơn so với các trình duyệt khác. JavaScript là một trong những công nghệ được sử dụng để giúp các trang Web có tính tương tác cao hơn và giống các ứng dụng phần mềm trên desktop hơn. Chương trình đánh máy (word processing) và bảng tính (spreadsheet) của Google sử dụng công nghệ này, nhưng JavaScript cũng được các trang Web sử dụng rộng rãi để làm những thứ kém tinh tế hơn, như các menu drop–down.
Mới nhìn qua, việc Google tập trung vào JavaScript có vẻ rất hợp lý. JavaScript có thể chiếm nhiều công suất máy tính, và nếu một trang Web sử dụng công nghệ này không hiệu quả, nó có thể làm sập cả một trình duyệt. Một trong nhiều điều mà Chrome hứa là: nếu một thanh tab trình duyệt bị treo, nó sẽ không kéo cả chương trình sập theo.
Ảnh: Reuters. |
Khi làm việc, tác giả bài viết thường dùng Firefox mở khoảng 40 hoặc 50 thanh tab trên nhiều cửa sổ khác nhau phụ thuộc vào các chủ đề của chúng. Thường xuyên, Firefox làm chậm tất các các ứng dụng khác trên máy của tôi và sau đó “đơ” hoàn toàn.
Mới đầu, người viết nghĩ thủ phạm là JavaScript, và chặn tất cả lại. Nhưng việc làm này cũng chẳng có tác dụng gì, trình duyệt vẫn bị “đông cứng”.
Hóa ra thủ phạm không phải là JavaScript mà là một công nghệ khác được sử dụng bởi để tăng tính tương tác của các trang Web: Flash plug-in của Adobe Systems. Đó là chương trình–trong –chương trình dùng để chạy các video của Youtube và các trang “splash” phiền phức mà các trang web này sử dụng để làm lóa mắt bạn trước khi bạn có thể làm bất cứ điều gì hữu dụng.
Flash là kẻ chiếm tài nguyên khổng lồ trên Firefox, lấy hết thời gian xử lý đến mức không còn gì cho các chương trình khác. Nó làm thế ngay cả khi bạn không làm gì cả. Đơn giản như việc mở một trang YouTube trên màn hình cũng sẽ hút sức mạnh của bộ xử lý trung tâm máy tính của bạn. Đó là một hành động tàn bạo của một phần mềm trình duyệt. Đó là máy tính của tôi, và tôi muốn đòi lại.
May mắn thay, có một chương trình add-on nhỏ cho Firefox cho phép người dùng chặn không cho tự động chạy các file Flash khi tải về một trang web, và nó biến Firefox trở thành một trình duyệt hiệu quả, ổn định.
Thế còn Chrome? Trình duyệt này cũng gặp rắc rối với vấn đề đó. Nó cho phép các trang Web chạy Flash chiếm dụng tài nguyên máy tính của bạn. Nó không chiếm dụng nhiều tài nguyên CPU như Firefox, nhưng lại theo một cách nghiêm trọng hơn, bởi vì không giống Firefox, chẳng có cách nào để chặn không chạy các Flash cả. Các công cụ kiểm soát của Chrome khá “sơ sài”, có lẽ bởi nó vẫn chỉ là bản “beta”.
Về mặt tích cực, Chrome cho phép bạn “chẩn đoán” nguyên nhân vấn đề chạy tự động plug-in một cách dễ dàng, bởi nó cho bạn biết chính xác những trang nào đang sử dụng tài nguyên thế nào. Nếu tôi có thể làm điều này với Firefox thì có lẽ tôi đã tiết kiệm được hàng tháng trời với các rắc rối trình duyệt.
Vậy rốt cuộc trình duyệt nào thì tốt? Bản beta của Internet Explorer 8, vừa được phát hành vào tuần trước.
Khi chạy một file video của YouTube trên một laptop 3 năm tuổi sử dụng hệ điều hành XP, Firefox chiếm tới 95% thời gian của CPU.
Với Chrome thì con số này là 60% - vẫn là quá nhiều. Đặc biệt khi Google sở hữu YouTube! Bạn có nghĩ là đáng lẽ nó phải hoạt động tốt hơn trên trang đó chứ.
Internet Explorer lại đáng ngạc nhiên, chỉ chiếm có vài %.
Khi tôi cho mỗi trình duyệt tải về 8 trang web, một vài trang khá nặng với nhiều Flash và các ảnh, Firefox mất 17 giây và kết thúc với việc CPU luôn hoạt động ở mức 50%. Điều đó có nghĩa là nó chiếm tới một nửa sức mạnh xử lý, ngay cả khi tôi chẳng xem bất kỳ một trang nào.
Chrome thì tải về nhanh hơn, chỉ với 12 giây nhưng CPU phải hoạt động ở mức 40%.
Internet Explorer 8 thì mất 13 giây, song CPU gần như không cần phải hoạt động gì.
Kết lại, hoạt động của Chrome có vẻ tốt hơn chút ít so với Firefox, nhưng trên thực tế nó lại không hữu dụng, bởi nó thiếu một mảng lớn các chương trình add-ons của các bên thứ 3 như Flashblock – thứ tăng khả năng tùy biến của Firefox. Với thời gian điểm này có thể sẽ được giải quyết, nhưng tại thời điểm này, tôi giới thiệu Internet Explorer.