Tại sao hạt lạc hay được dùng làm món khai vị?

Trong các hàng quán, món lạc thường được bày sẵn để khách hàng có thể nhâm nhi trong khi chờ đợi các món khác và trò chuyện với nhau. Các món lạc phổ biến ở nhà hàng, quán ăn là lạc rang muối, lạc rang gia vị, lạc da cá… Vậy, tại sao lạc lại được chọn làm món khai vị?

Sở dĩ hạt lạc được chọn là món ăn nhẹ phổ biến nhất vì được trồng rộng rãi, chi phí thấp và đa phần mọi người đều có thể dùng mà không lo dị ứng.

Các món lạc rang có thể để lâu mà không lo hỏng hay mất đi hương vị, có thể đóng gói và để sẵn trên bàn để khách có thể thưởng thức ngay.

Lạc rang

Hạt lạc có vị ngọt nhẹ, bùi bùi và không quá nồng nên khách hàng có ăn cũng sẽ không ảnh hưởng khứu giác, vị giác cho các món chính sau đó.

Hạt lạc chứa nhiều protein, có tác dụng làm giảm kích ứng dạ dày, ruột do uống rượu. Vì vậy, ăn một ít lạc nếu bạn uống rượu khi bụng đói, có thể làm giảm cảm giác khó chịu do uống rượu gây ra.

Trong hạt lạc còn có các vitamin và axit béo không bão hòa có thể bảo vệ gan và giảm tác hại do rượu gây ra.

Hạt lạc không tạo cảm giác no nhanh, không làm tăng gánh nặng tiêu hoá. Trong khi đó, hạt lạc có vị giòn thơm là món ăn kèm với rượu vang hỗ trợ tiêu hóa rất tốt trong bữa ăn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn.

Ăn lạc có nên bỏ vỏ không?

Vỏ lụa của hạt chứa chất chống oxy hoá dạng Phenolic và “thần dược” Resveratrol có tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, động mạch vành, thoái hóa điểm vàng ở mắt…

Tuy nhiên, nếu ăn nhiều vỏ lụa của hạt lạc sẽ ức chế lợi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, gây ức chế Listeria monocytogenes – vi khuẩn gây tiêu chảy và làm tổn thương hệ thần kinh.

Như vậy, ăn vỏ hạt lạc ở mức độ vừa phải sẽ có lợi. Nhưng với những người có hệ tiêu hóa kém thì chỉ nên ăn lạc đã làm sạch vỏ lụa.

Ngoài ra, trẻ em cũng không nên ăn vỏ lụa hạt lạc vì có thể gây ngứa cổ, gây ho.

Chủ Nhật, 15/09/2024 15:04
31 👨 90
0 Bình luận
Sắp xếp theo
❖
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng