Runtime Application Self-Protection là gì? RASP hoạt động như thế nào?

Trải qua một vụ vi phạm dữ liệu khiến bạn rơi vào trạng thái hoảng sợ. Việc người lạ có thể truy cập vào dữ liệu của bạn thật đáng sợ, đặc biệt khi trong đó bao gồm thông tin cá nhân của khách hàng.

Bạn nên quan tâm đến việc tăng cường bảo mật mạng của mình với nhiều lớp hơn. Đây là lúc Runtime Application Self-Protection xuất hiện. Cùng tìm hiểu Runtime Application Self-Protection là gì và lợi ích khi sử dụng nó ra sao qua bài viết sau đây nhé!

Runtime Application Self-Protection (RASP) là gì?

RASP ngăn chặn tin tặc xâm phạm các ứng dụng và dữ liệu của người dùng
RASP ngăn chặn tin tặc xâm phạm các ứng dụng và dữ liệu của người dùng

Được Gartner giới thiệu vào năm 2012, Runtime Application Self-Protection (RASP) là một hệ thống bảo mật tương đối mới nhằm ngăn chặn tin tặc xâm phạm các ứng dụng và dữ liệu của người dùng.

Một trong những khía cạnh thú vị của RASP là nó cung cấp khả năng bảo mật bổ sung cho bất kỳ biện pháp an ninh mạng nào bạn có. Và vì RASP chạy trên một máy chủ, nên nó sẽ khởi động bất cứ khi nào các ứng dụng bắt đầu chạy.

Khi ứng dụng bắt đầu chạy, RASP sẽ theo dõi bề mặt tấn công của mạng để phát hiện các mối đe dọa mới xuất hiện và bảo vệ nó khỏi mọi hành vi tiêu cực bên trong hoặc bên ngoài.

Runtime Application Self-Protection hoạt động như thế nào?

RASP xác thực và cải thiện tính bảo mật tổng thể của ứng dụng
RASP xác thực và cải thiện tính bảo mật tổng thể của ứng dụng

RASP xác thực các yêu cầu dữ liệu được thực hiện trên ứng dụng của bạn và cải thiện tính bảo mật tổng thể của ứng dụng.

Theo quan điểm này, RASP bảo mật ứng dụng của bạn bằng cách giám sát tất cả các đầu vào và ngăn chặn những cuộc tấn công sắp xảy ra. Nó cũng bảo vệ dữ liệu của bạn khỏi những thay đổi đáng ngờ.

RASP hiệu quả đến mức nó có thể ngăn chặn một loạt các hướng dẫn chèn SQL được nhắm mục tiêu vào cơ sở dữ liệu. Nó hoạt động ở hai chế độ chính - chẩn đoán và bảo vệ.

Trong chế độ chẩn đoán, RASP phát ra âm thanh báo động, cảnh báo bạn về một cuộc tấn công thất bại hoặc cho bạn biết khi có điều gì đó không ổn. Và khi ở chế độ bảo vệ, nó sẽ cố gắng ngăn chặn những mối đe dọa mạng nhắm vào các ứng dụng.

Có nhiều cách khác nhau mà các nhà phát triển có thể triển khai RASP và một trong những cách đó là thông qua những lệnh gọi hàm thường được bao gồm trong mã nguồn của ứng dụng. Ngoài ra, các nhà phát triển có thể đặt ứng dụng trong một wrapper bảo vệ nó bằng một nút nhấn.

Tuy nhiên, các lệnh gọi hàm hiệu quả hơn vì chúng cho phép các nhà phát triển ưu tiên những phần tinh vi nhất trong ứng dụng web. Các khu vực như đăng nhập, truy vấn cơ sở dữ liệu và chức năng quản trị thường cần được bảo vệ nhiều nhất.

Không quan trọng bạn thích sử dụng phương pháp nào; sử dụng RASP tương tự như xây dựng tường lửa cho các ứng dụng và dữ liệu của bạn.

Lợi ích của Runtime Application Self-Protection?

RASP hoạt động giống như một phần mềm hơn là một thiết bị mạng
RASP hoạt động giống như một phần mềm hơn là một thiết bị mạng

Điều quan trọng cần lưu ý là RASP hoạt động giống như một phần mềm hơn là một thiết bị mạng. Do đó, việc thực thi nhiều chức năng bảo mật sẽ dễ dàng hơn - bao gồm mã hóa, cấu hình framework, kết nối backend và luồng dữ liệu runtime. Tất cả thông tin này được lấy từ ứng dụng đang chạy.

Các lợi ích của RASP bao gồm:

1. Cung cấp khả năng hiển thị

RASP cung cấp cho bạn thông tin chính xác và hiển thị về kẻ tấn công. Với biện pháp bảo mật này, bạn biết kẻ tấn công mình là ai, các kỹ thuật chúng đã sử dụng và ứng dụng nào bị nhắm mục tiêu. Ngoài ra, RASP cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin chi tiết về HTTP và backend.

2. Kích hoạt ngay lập tức

Một lợi ích khác của RASP là nó hoạt động ngay lập tức và chạy tự động. Bạn có thể thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày của mình mà không cần lo lắng về tính bảo mật của hệ thống.

Miễn là ứng dụng web được bật, bạn có thể yên tâm rằng RASP đang chạy ở chế độ nền. Nó được lập trình để phản ứng với ngay cả những mối đe dọa ít gây hại nhất.

3. Theo dõi ứng dụng web

Giám sát một mạng để chống lại các cuộc tấn công mạng bằng một công cụ bảo mật cơ bản là một nhiệm vụ không nhỏ. Bạn phải luôn ở trên hệ thống để phát hiện các động thái độc hại. Nhưng với RASP, mọi thứ dễ dàng hơn rất nhiều.

Dữ liệu do RASP tạo ra giúp bạn hình thành các policy phù hợp để bảo vệ và điều tra thêm. Và các policy này có thể tạo ra những nhật ký sự kiện cho biết các điều kiện bảo vệ được đáp ứng như thế nào.

4. Cho phép tích hợp đám mây và DevOps

Một hệ thống duy nhất là không đủ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong điều kiện ngày nay. Bạn sẽ có thể sử dụng nhiều loại công cụ một cách liền mạch.

RASP hoạt động tốt với những ứng dụng đám mây, sự phát triển và các dịch vụ web tuyệt vời. Sự tích hợp này tạo ra các hoạt động mượt mà hơn và nâng cao an ninh mạng.

5. Làm giảm chi phí CapEx và OpEx

RASP có hiệu quả trong việc phát hiện các lỗ hổng trong mạng và giảm mức độ báo động giả mà bạn nhận được. Bằng cách mở rộng, nó làm giảm chi phí trả trước (CapEx) cũng như chi phí bảo vệ ứng dụng (OpEx). Do các tính năng này, RASP tốt hơn so với những bản vá thủ công và tường lửa ứng dụng web (WAF).

6. Cung cấp các giải pháp tùy chỉnh

RASP cung cấp giải pháp cho một số thách thức và những giải pháp này không cần điều chỉnh liên tục.

Dữ liệu được tạo ra dựa trên bản chất của mối đe dọa hoặc cuộc tấn công. Khi được phân tích và triển khai đầy đủ, bạn có thể củng cố mạng của mình chống lại các mối đe dọa hoặc cuộc tấn công tương tự.

Các trường hợp sử dụng phổ biến của Runtime Application Self-Protection (RASP)

RASP được ứng dụng rộng rãi để bảo vệ hệ thống trước các cuộc tấn công
RASP được ứng dụng rộng rãi để bảo vệ hệ thống trước các cuộc tấn công

Bây giờ, bạn đã biết lợi ích của RASP là gì. Hãy xem xét các trường hợp sử dụng RASP phổ biến. Đây là những cách thực tế mà bạn có thể thực hiện để bảo mật hệ thống của mình.

Một số trường hợp sử dụng RASP phổ biến bao gồm:

1. Bảo vệ ứng dụng web

Ứng dụng web của bạn là một công cụ lưu trữ thông tin có giá trị. Và vì nó nằm trên Internet, nên dễ bị vi phạm dữ liệu.

Triển khai RASP để bảo vệ ứng dụng web ngăn chặn vi phạm dữ liệu và các hình thức tấn công mạng khác. Tác động của việc phơi nhiễm dữ liệu có thể rất tàn khốc. Bên cạnh thời gian ngừng hoạt động, doanh nghiệp của bạn có thể phải đối mặt với các vụ kiện pháp lý.

2. Phòng ngừa tấn công Zero-day

Bạn có thể đã thực hiện một số biện pháp để áp dụng các bản vá cho các tài sản quan trọng của mình, nhưng những bản vá này chỉ có thể được áp dụng sau khi chúng đã được phát triển và phát hành.

Mặt khác, RASP có thể được triển khai bất cứ lúc nào để bảo vệ tài sản quý giá nhất của bạn trước các lỗ hổng zero-day.

3. Bảo vệ ứng dụng dựa trên đám mây

Bảo vệ tài sản bên ngoài phạm vi mạng, đặc biệt là các ứng dụng dựa trên đám mây, có thể là một thách thức. Nhưng với RASP, điều này khả thi hơn vì nó cho phép bạn truy cập và triển khai dữ liệu có liên quan đến các nội dung này.

Bạn yên tâm hơn khi biết rằng tất cả tài sản được bảo mật ngay cả khi chúng không trực tiếp nằm trong mạng của bạn.

Thứ Ba, 28/12/2021 14:56
57 👨 508
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản