Năm 2008 và vài năm tới dược dự báo là thời hoàng kim của dịch vụ băng rộng, trong đó ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line - Đường dây thuê bao số không đối xứng) được đánh giá là một trong những dịch vụ có nhiều tiềm năng.
Hiện nay, dịch vụ ADSL phát triển không chỉ ở thành thị mà còn lan rộng đến nông thôn, thậm chí vùng sâu vùng xa, do nhu cầu người dùng ngày một tăng và giá cước có xu hướng giảm mạnh. Các nhà cung cấp dịch vụ đang trong cuộc đua quyết liệt nhằm lôi kéo khách hàng về mình. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng nên một qui trình khép kín từ khi nhận yêu cầu, xử lý thông tin cho đến lắp đặt và bảo dưỡng một cách khoa học, hiệu quả lại là một bài toán đặt ra cho họ - những nhà cung cấp dịch vụ.
Đối với thuê bao ADSL có thể ở 2 dạng: thứ nhất là thuần tuý ADSL và thứ hai là đa dịch vụ (chẳng hạn như đi chung đường với đường dây điện thoại). Dạng thứ nhất thông thường được cấp số ảo, còn đối với dạng thứ hai thì được cấp số bình thường như dịch vụ thoại.
Việc lắp đặt ADSL ngoài những trở ngại như lắp đặt máy điện thoại (việc tìm địa chỉ lắp đặt, chủ thuê bao đi vắng nhưng không liên lạc được, không có đường kéo dây, cáp hỏng, đấu nối chưa tiếp ở MDF của tổng đài...) thì cũng có những rắc rối khác. Chẳng hạn khách hàng muốn thay đổi địa điểm đặt router/modem hay máy tính thì phải kéo đường dây khác. Nhiều trường hợp các khu biệt thự hay nhà cao tầng có dây đi ống âm tường thì rất khó khăn do nhiều khi thậm chí chủ nhà cũng không biết đường đi của cáp nội bộ trong nhà như thế nào.
Đối với những thuê bao do nhà cung cấp trang bị modem/router, việc cài đặt tương đối dễ dàng nhưng nếu khách hàng tự trang bị modem/router, nhất là các loại cũ, không còn driver cài đặt thì tương đối phức tạp. Ngoài ra, nhiều chi tiết tuy nhỏ như người nhà không biết mật khẩu vào máy tính, hệ điều hành bị lỗi hay thiếu ổ cắm điện cũng có thể gây phiền toái khi cài đặt....Nói chung, trong nhiều trường hợp dù có chuẩn bị khá chu đáo thì nhân viên lắp đặt vẫn gặp phải một số trở ngại khách quan như đã nói trên.
Bởi vậy để giảm thiểu thời gian lắp đặt, người tác nghiệp nên chuẩn bị tốt một số việc sau trước khi đến nhà khách hàng và trong quá trình tiến hành lắp đặt hay xử lý máy hỏng:
1. Gọi điện đến các nút chuyển mạch kiểm tra xem đường line đã đấu ADSL tốt chưa và kiểm tra kết quả khai báo tại nhà cung cấp cũng như đo kiểm đường tải lên, tải xuống đã đạt đúng tốc độ theo gói cước yêu cầu chưa?
2. Gọi điện liên hệ để hỏi cụ thể địa điểm lắp đặt (nhà thuê bao), hẹn khách hàng thời gian lắp đặt.
3. Hỏi khách hàng về vị trí lắp đặt ADSL, đầu dây tín hiệu đã được kéo gần đến chỗ đặt máy vi tính chưa? Tình trạng máy tính đã chạy tốt chưa? Người theo dõi ở nhà có biết mật khẩu để vào máy tính không? Khách hàng đã trang bị modem/router chưa? Loại nào? Việc trao đổi như vậy cần hết sức thận trọng, mềm dẻo và tế nhị để tránh gây phiền hà cho khách hàng.
4. Chuẩn bị các dụng cụ tác nghiệp và thiết bị cần thiết, trong đó không thể thiếu các thiết bị dùng để kiểm tra như: modem/router, bộ lọc ADSL (splitter), dây mạng máy tính, dây nối USB, đĩa driver USB, hộp đấu dây và dây line đã vận hành thử tốt để kiểm tra loại trừ trong trường hợp có sự cố xảy ra. Nếu có máy tính xách tay đã thử nghiệm giao tiếp tốt với bộ công cụ trên thì càng tốt. Đối với công tác này cần đặc biệt lưu ý hai điều: thứ nhất là hiện nay có nhiều hộp đấu dây có trang bị bo mạch chống sét sẽ không tương thích với tín hiệu ADSL nên dù cho phía tổng đài đã đấu nối tốt nhưng tại nhà thuê bao vẫn không có tín hiệu DSL và thứ hai là các đầu nối dây có thể chưa tiếp tốt hay bấm dây chưa đúng luật màu (đối với dây mạng máy tính) cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ đường truyền, thậm chí làm cho đường truyền không thể truyền được.
5. Khi đến nhà khách hàng, trước hết cần kiểm tra các thiết bị của khác hàng đã đạt yêu cầu kỹ thuật chưa? Đến bước này cần đặc biệt lưu ý đến cấu hình máy tính, hệ điều hành và card mạng hay phiên bản của driver USB đang dùng.
6. Tuỳ từng loại modem/router và bộ lọc mà kiểm tra các sơ đồ đấu nối, các đèn tín hiệu đã báo đúng chưa? Sau đó mới tiến hành đăng nhập theo địa chỉ IP của modem/router để cài đặt.
7. Khi đã cài đặt tất cả các thông số cần kiểm tra xem tín hiệu đã kết nối được chưa (thường thông qua menu Diagnostic hoặc dùng các lệnh “ping [địa chỉ IP]” hay lệnh “tracert -d [địa chỉ IP]” của Windows). Bằng mắt thường cũng có thể quan sát các đèn tín hiệu để biết modem đã được cài đặt tốt chưa. Nếu tín hiệu đã thông tốt thì tiến hành duyệt web thử. Nếu đã đạt yêu cầu thì phải lưu lại cấu hình cài đặt đối với một số loại modem/router để nếu mất nguồn nuôi thì thông số cấu hình vẫn không mất. Một số loại modem/router còn cho phép lưu cấu hình ra tệp tin (thường thông qua menu Save Settings) để khi reset có thể dùng tệp tin này nạp lại cấu hình nhằm giảm thiểu thời gian cài đặt.
Một số kinh nghiệm lắp đặt ADSL
1.272
Bạn nên đọc
-
LTPO là gì? Nó có tốt hơn AMOLED không?
-
Công thức tính chu vi hình chữ nhật, diện tích hình chữ nhật
-
Nên dùng PowerShell hay Command Prompt?
-
Intel XeSS là gì? So với Nvidia DLSS như thế nào?
-
Làm thế nào để tắt chế độ kiểm tra chính tả trong Windows 10?
-
Công thức tính diện tích hình lập phương, thể tích khối lập phương
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Cách bật chế độ Internet Explorer trên Microsoft Edge
Hôm qua -
Duolingo Math
-
Top 20+ cách chụp màn hình máy tính nhanh nhất
Hôm qua 48 -
Stt một mình vẫn vui dành cho những người mạnh mẽ
Hôm qua -
8 cách khắc phục mã PIN Windows không hoạt động trong Windows 10/11
Hôm qua -
Cách đổi tài khoản Tiểu Yêu Tầm Đạo
Hôm qua -
90 hình nền đen, ảnh đen xì cho máy tính, laptop
Hôm qua -
Những câu nói về sự ghen tuông trong tình yêu, stt ghen trong tình yêu
Hôm qua -
5 cách cơ bản để update, cập nhật driver cho máy tính
Hôm qua -
Minecraft: Chi tiết phiên bản cập nhật mới 1.20
Hôm qua 6