Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tạo hiệu ứng chữ xuất hiện rất đẹp mắt thông qua một số thủ thuật đặc biệt của flash. Bạn sẽ không cần sử dụng Action Script mà chỉ đơn giản là tạo hiệu ứng dựa trên những công cụ sẵn có. Có thể áp dụng bài hướng dẫn này khi tạo banner, quảng cáo và các trình chiếu…
Bước 1
Tạo một file flash mới, nhấn Ctrl + J trên bàn phím (Document Properties) và thiết lập độ rộng, chiều cao và màu nền của file theo nhu cầu của bạn. Tốc độ Frame rate là 28, cuối cùng kích OK.
Bước 2
Chọn công cụ Rectangle Tool (R), trong phần Colors trên thanh công cụ bạn hãy bỏ màu viền Stroke của hình bằng cách kích vào biểu tượng bút chì nhỏ sau đó chọn ô vuông có đường chéo đỏ. Vào Fill color chọn màu và vẽ một hình chữ nhật với kích thước 100x5 px.
Bước 3
Trong khi hình chữ nhật vừa vẽ vẫn đang được chọn, nhấn phím F8 (Convert to Symbol) để chuyển nó sang dạng Movie Clip Symbol.
Bước 4
Kích vào frame 20 và 35, lần lượt nhấn phím F6. Chọn frame 35, dùng công cụ Free Transform Tool (Q) và kéo rộng hình chữ nhật ra theo như hình sau.
Bước 5
Trở lại frame 20, lại dùng công cụ Free Transform Tool (Q) để kéo nhỏ hình chữ nhật đó xuống đi chút.
Bước 6
Lần lượt kích chuột phải vào bất kỳ vị trí nào trong vùng màu xám giữa frame 1 - 20 và giữa 20 – 35 trên thanh timeline, chọn Create Shape Tween từ menu xuất hiện.
Bước 7
Gọi layer hiện tại là rectangle, kích đúp vào tên mặc định của nó (Layer 1) để đổi tên, sau khi đã nhập tên mới, nhấn Enter
Bước 8
Tạo một layer mới phía trên layer rectangle và đặt tên nó là white rectangle.
Bước 9
Chọn layer white rectangle và sử dụng công cụ Rectangle Tool (R), vẽ một hình chữ nhật màu trắng với kích thước 200x30 px và đặt nó nằm ở vị trí như sau so với hình chữ nhật đầu
Bước 10
Trong khi hình chữ nhật trắng vẫn đang được chọn, nhấn phím F8 (Convert to Symbol) để chuyển nó sang dạng Movie Clip.
Bước 11
Sau đó, lần lượt kích vào frame 20 và 35 rồi nhấn phím F6. Chọn frame 35 và kéo hình chữ nhật trắng lên vị trí như hình sau
Bước 12
Trở lại frame 20 và kéo hình chữ nhật trắng xuống một chút
Bước 13
Lần lượt kích chuột phải vào vùng màu xám giữa 1 – 20 và 20 – 35 trên thanh timeline và chọn Create Shape Tween từ menu xuất hiện.
Bước 14
Tạo một layer mới phía trên layer white rectangle và đặt tên nó là text
Bước 15
Lấy công cụ Text Tool (A), chọn font chữ, cỡ chữ và màu chữ phù hợp sau đó nhập vào đoạn chữ bạn muốn nó xuát hiện. Đặt chữ vừa tạo vào vị trí tương tự như hình sau.
Bước 16
Trong khi chữ vừa tạo vẫn đang được chọn, nhấn phím F8 (Convert to Symbol) để chuyển nó sang dạng Movie Clip
Bước 17
Kích vào frame 35 và nhấn phím F6.
Bước 18
Trở lại frame đầu tiên, dùng công cụ Selection Tool (V) và kích một lần vào chữ. Sau đó, tại phần Properties Panel (Ctrl + F3) phía dưới, chọn tab Filters. Kích vào biểu tượng dấu cộng và chọn Blur rồi thiết lập các thông số như sau:
Bước 19
Chọn lại tab Properties, phía bên phải tab này bạn sẽ thấy phần menu Color. Chọn Alpha và kéo tỉ lệ ô tương ứng xuất hiện xuống 0%.
Bước 20
Kích chuột phải vào bất kỳ vị trí nào trong vùng màu xám giữa 2 khóa 1 – 35 trên thanh timeline và chọn Create Shape Tween.
Bước 21
Lần lượt chọn frame 55 trên từng layer rectangle, white rectangle và text rồi nhấn phím F5.
Kiểm tra lại sản phẩm vừa tạo và bạn có thể download file nguồn tại đây!