Làm sao để lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản?

Chuyển tiền là một giao dịch tiện ích của người dùng hiện nay. Dịch vụ này cho phép người dùng chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của người nhận ngay trên Internet banking hoặc cây ATM mà không cần phải đến các quầy giao dịch.

Việc thanh toán giao dịch trực tuyến ngày càng phổ biến, vậy nên nhiều tình huống “khóc dở mếu dở” lại xuất hiện càng nhiều hơn, đặc biệt là vấn đề chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng của một người không quen biết.

Khi rơi vào trường hợp này, một cách giải quyết nhanh là bạn phải chuyển khoản thêm một lần nữa với số tiền tối thiểu theo yêu cầu của Ngân hàng, với dòng chú thích là bạn chuyển nhầm tiền cho họ và nhờ họ chuyển lại tiền, hoặc cần thì nhập số điện thoại để 2 bên liên lạc và giải quyết với nhau. Tuy nhiên cách thực hiện này chỉ áp dụng khi số tiền nhỏ, và họ có thiện chí hoàn trả lại tiền. Nếu không thì bạn tham khảo một vài cách dưới đây.

1. Chuyển tiền nhầm vào một tài khoản khác

Chuyển tiền nhầm vào một tài khoản khác

Khi không may bạn chuyển tiền nhầm tiền vào một số tài khoản khác thì lúc này bạn có thể gọi điện thoại ngay đến tổng đài của ngân hàng đó để báo cáo sự cố mà mình đang gặp phải. Khi gọi đến, ngân hàng sẽ kiểm tra và ra soát lại thông tin mà bạn mới kê khai, sau đó nhân viên ngân hàng sẽ liên hệ với chủ tài khoản thụ hưởng, thông báo về sự vụ chuyển nhầm tiền và đề nghị người nhận chuyển trả lại số tiền cho người chuyển nhầm. Trường hợp người nhận không đồng ý trả lại tiền, ngân hàng sẽ thông báo cho người chuyển để có biện pháp xử lý tiếp theo.

Bạn cũng có thể áp dụng thử cách tự giải quyết xem sao. Bạn hãy gửi thêm 5.000 VNĐ cho tài khoản mà mình đã gửi nhầm, kèm theo Note ghi tên và số điện thoại nhờ người kia (người chủ tài khoản mà mình đã gửi nhầm tiền vào) gọi lại cho mình, đồng thời cam kết chi trả toàn bộ chi phí gửi lại tiền, chi phí điện thoại phát sinh. Tất nhiên là còn phụ thuộc vào độ tử tế của họ nữa, và cách này chỉ hữu ích nếu họ dùng SMS chủ động (thông báo SMS mỗi khi phát sinh giao dịch)

Trong trường hợp bạn chuyển nhầm vào một số tài khoản đã bị khóa hoặc không tồn tại thì rất đơn giản, ngân hàng sẽ kiểm tra và tự động trả lại tiền cho bạn mà thôi.

2. Chuyển tiền không đúng người nhận

 Chuyển tiền không đúng người nhận

Khi chuyển tiền, nếu không may bạn nhập sai tên người thụ hưởng số tiền đó, ngân hàng đích sẽ gửi điện nội bộ về cho ngân hàng chuyển tiền và đơn vị này sẽ tiếp tục trả tiền về tài khoản của bạn. Tuy nhiên, quy trình rà soát này không thể diễn ra trong ngày một ngày hai, mà có nó thể mất đến cả tuần thì tiền mới có thể quay về tài khoản của bạn. Vậy nên, để hạn chế rủi ro trên, tốt nhất người gửi nên chọn cách thức chuyển tiền liên ngân hàng nhanh qua hệ thống 24/7 qua số thẻ, thay vì số tài khoản. Điều này có thể giảm thiểu lỗi thao tác nhập sai tên người nhận, vì đã có gợi ý luôn tên người thụ hưởng để đối chiếu thông tin trong khi đó, giao dịch được thực hiện nhanh hơn rất nhiều trong trường hợp.

3. Chuyển tiền sai ngân hàng hoặc chi nhánh

Chuyển tiền sai ngân hàng hoặc chi nhánh

Trường hợp chuyển đúng số tài khoản, người nhận nhưng sai ngân hàng hoặc tên chi nhánh, trung tâm thanh toán tại các ngân hàng đều khẳng định khách hàng sẽ không bị mất tiền nhưng sẽ phải mất thời gian để chờ các bên tra soát và làm thủ tục hoàn tiền lại. Tuy nhiên cũng lưu ý, với trường hợp này dù không mất tiền nhưng mất thời gian và có thể ngân hàng vẫn tính phí như thông thường.

Trong trường hợp họ không chuyển lại tiền cho bạn

Nếu họ không chuyển lại tiền cho bạn thì có thể khởi kiện họ theo điều 597, Bộ luật dân sự 2015:

  • Người nào chiếm hữu hay người nào sử dụng tài sản của người khác mà xác định đó không phải là tài sản của họ thì phải tiến hành hoàn trả lại cho chủ sở hữu của khối tài sản đó. Trường hợp không tìm được chủ sở hữu thì tiến hành việc giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trông giữ, bảo quản. Trừ trường hợp được quy định trong điều 236 Bộ luật dân sự 2015.
  • Người nào được lợi về tài sản mà xác định được khối tài sản đó không phải của họ và đồng thời làm cho chủ sở hữu khối tài sản đó bị thiệt hại thì phải tiến hành hoàn trả lại khoản lợi đó cho người bị thiệt hại. Trừ trường hợp được quy định trong điều 236 Bộ luật dân sự 2015.
  • Nếu có một khoản tiền đổ vào tài khoản của mình mà xác định đây không phải là khoản tiền mà mình được nhận thì phải tiến hành hoàn trả lại cho chủ tài khoản đã chuyển cho mình.
  • Nếu không tuân thủ nguyên tắc trên thì đồng nghĩa với việc đó là hành vi không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả và hành vi này được xác định đó là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 15 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Do đó, đối với hành vi không chịu hoàn trả lại số tiền đã được chuyển nhầm thì sẽ bị xử phạt với các mức sau:
    • Trường hợp sử dụng trái phép số tiền mà biết là được chuyển nhầm thì sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
    • Trường hợp chiếm giữ trái phép tài sản của người khác mà không chịu chuyển trả lại cho chủ sở hữu thì sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

Nếu việc chiếm giữ hay sử dụng tài sản của người khác mà có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội:

Tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác được quy định tại Điều 176, Bộ luật hình sự 2015 đó là người nào biết rõ về tài sản đó không thuộc quyền sở hữu của mình nhưng cố tình không muốn trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp hay không chịu tiến hành giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà giá trị tài sản đó có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng trong khi đã được chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu được nhận lại tài sản đó thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.

  • Cùng với đó là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị áp dụng hình thức phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Nếu xác định được giá trị tài sản chiếm giữ có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên thì sẽ bị áp dụng hình thức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Tội sử dụng trái phép tài sản của người khác được quy định tại Điều 177, Bộ luật hình sự 2015 đó là người nào vì mục đích vụ lợi, biết rõ là tài sản của người khác nhưng vẫn sử dụng trái phép để vụ lợi cho bản thân có giá trị vụ lợi từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, hoặc đã bị xử lý kỷ luật, hoặc đã bị kết án về tội này tuy nhiên chưa được xóa án tích mà đến nay lại tiếp tục hành vi vi phạm thì sẽ bị áp dụng hình thức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm đối với hành vi phạm tội này.
  • Đối với giá trị tài sản từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ 500 triệu đồng thì sẽ bị áp dụng hình thức phạt tiền với mức từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc bị áp dụng hình thức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Đối với tài sản sử dụng trái phép có giá trị từ 1 tỷ 500 triệu đồng trở lên thì sẽ bị xử phạt án là từ 03 năm tù đến 07 năm tù.

Xem thêm:

Thứ Bảy, 23/05/2020 10:45
54 👨 47.245
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Dịch vụ ngân hàng