Bút cảm ứng Stylus của Asus đã chứng minh được sự hữu ích của mình, đặc biệt là khi sử dụng trên iPad. Rất nhiều ứng dụng hay như Noteshelf hay Brushes đã biến chiếc iPad thành một cuốn sổ ghi chép và giá vẽ tuyệt vời.
Stylus thường gặp vấn đề với màn hình cảm ứng, ví dụ như trên chiếc iPad, màn hình cảm ứng của thiết bị này được thiết kế để nhận biết ngón tay, và một điều hiển nhiên là ngón tay thì không được nhỏ gọn như đầu bút. Nếu bạn chỉnh đầu bút Stylus quá nhỏ, iPad sẽ không thể nhận diện được.
Ưu điểm
- Thiết kế thông minh
- Phản ứng nhanh
- Chất lượng hoàn thiện tốt
Nhược điểm
- Chưa có cảm ứng lực (Adonit đang phát triển tính năng này)
Tuy nhiên, chiếc Adonit đã được thiết kế thông minh hơn với điểm đầu bút lớn, giúp iPad nhận biết được bút dễ dàng. Nó còn được gắn một miếng nhựa trong, nhỏ vào đầu bút.
Bên trong miếng nhựa này có một phần chữ thập bằng kim loại rất nhỏ được gắn bên trong, giúp bút có độ dẫn điện cần thiết cho màn hình điện dung trên iPad.
Chiếc bút nhìn có vẻ mỏng manh, nhưng thực tế nó cho tốc độ phản ứng nhanh bất ngờ, và có cả nắp bảo vệ đầu bút.
Tưởng chừng như với mức giá rẻ thế này, Adonit Jot Pro không phải là một sản phẩm ổn định. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, đây là cây bút cảm ứng có hiệu năng ở mức khá. Đặc biệt, khả năng viết chữ ở Jot Pro khá đáng nể.
Lý do duy nhất để trì hoãn việc mua một chiếc bút Adonit đó chính là sản phẩm cảm ứng lực sắp ra mắt - Jot Touch. Người dùng có hơi lấn cấn về việc đầu bút phải chạm mạnh vào màn hình sẽ không thể tạo ra được những nét vẽ mềm mại uyển chuyển trên các bức tranh kĩ thuật số.
Tham khảo thêm về Apple Pencil sử dụng trên iPad: