Có thể bạn sẽ cho rằng đây là vấn đề khá phức tạp, nhưng chúng tôi tin chắc rằng sau khi đọc qua hướng dẫn này, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản với bạn. Mặc dù vậy, trước tiên bạn có thể tự hỏi bản thân mình “Tại sao mình cần điều này?”. Đây chính là vấn đề thuộc về lĩnh vực quản trị. Đã bao nhiêu lần bạn phải đôn đáo chạy ngược, chạy xuôi và lãng phí nhiều thời gian để giải quyết một vấn đề nào đó trên các máy tính. Bài trước, chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách kết nối từ xa tới máy trạm Windows 7 từ Linux, còn trong bài này, với hướng dẫn về cách chạy máy trạm Linux trong Windows, chúng tôi chắc rằng các bạn sẽ có trong tay mọi thứ cần thiết để quản trị từ một vị trí trung tâm dễ dàng hơn.
Giả định
Đầu tiên chúng tôi sẽ giả định cả hai máy trạm Windows và Linux đều đang làm việc tốt và cả hai đang được kết nối trong cùng một LAN. Để đơn giản hóa, chúng tôi sẽ sử dụng địa chỉ IP 192.168.1.x. Và rõ ràng sẽ dễ dàng hơn (trong trường hợp này), các địa chỉ IP sẽ là các địa chỉ tĩnh (bằng không các bạn sẽ phải tự tìm ra địa chỉ IP cho các máy trạm của mình).
Phần mềm được sử dụng
Chỉ có hai phần mềm cần được sử dụng:
Việc cài đặt phần mềm Windows diễn ra khá đơn giản. Bạn chỉ cần download bộ cài đặt và kích đúp vào chúng. Tuy nhiên với nhiều người dùng Windows, việc cài đặt phần mềm Linux có thể lại không dễ dàng như vậy.
Rõ ràng cài đặt Linux sẽ phụ thuộc vào phân phối của bạn là gì. Tuy nhiên về cơ bản, tất cả những gì bạn cần thực hiện là thực hiện theo các bước sau:
- Mở công cụ Add/Remove Software (chẳng hạn như ynaptic, Ubuntu Software Center, gnome-packagekit,…).
- Tìm kiếm “x11vnc” (không có dấu ngoặc kép).
- Chọn kết quả cài đặt.
- Kích Apply để cài đặt.
Nếu thân thiện hơn với dòng lệnh, bạn có thể cài đặt phần mềm Linux như sau:
- Mở cửa sổ terminal
- Đánh vào dòng lệnh lệnh sudo apt-get install x11vnc (lệnh này sẽ phụ thuộc vào phân phối mà bạn sử dụng).
Khi tất cả các phần mềm được cài đặt, bạn hãy chuyển sang bước tiếp theo.
Phía Linux
Bên phía Linux khá dễ dàng. Tất cả những gì bạn cần thực hiện là khởi chạy máy chủ x11vnc. Nếu quan sát vào trang hướng dẫn cho x11vnc (phát lệnh man x11vnc) bạn sẽ thấy một số tùy chọn cho máy chủ. Một trong các tùy chọn mà bạn nên cân nhắc đó là -forever. Nếu không thêm tùy chọn này vào lệnh, máy chủ x11vnc của bạn sẽ “chết” ngay sau khi máy khách thoát khỏi phiên làm việc.
Vì vậy lệnh mà bạn cần chạy từ terminal là:
x11vnc -forever
Bạn sẽ thấy không xuất hiện lại dấu nhắc, thậm chí nếu bạn thêm vào ký tự &, x11vnc sẽ không trả về dấu nhắc cho bạn. Do xuất hiện vấn đề này nên bạn nên bổ sung thêm một dòng giống như x11vnc -forever vào phía cuối file /etc/rc.local của bạn. Điều này sẽ bảo đảm máy chủ x11vnc của bạn sẽ chạy lúc khởi động.
Phía Windows
Đây là thời điểm kết nối. Bạn đã cài đặt TightVNC trên máy Windows, vì vậy hãy vào menu Start và khởi chạy TightVNC. Khi đó bạn sẽ thấy xuất hiện một cửa sổ nhỏ (như thể hiện trong hình A), cửa sổ này cho phép bạn nhập vào địa chỉ kết nối cũng như cho phép mở cửa sổ Options.
Hình A: Hãy chọn Connection Profile thích hợp nhất với kiểu kết nối của bạn
Trong cửa sổ Options (hình B), có một số mục bạn cần cấu hình. Trừ khi bạn cần một cấu hình nào đó, bằng không hãy để các tùy chọn mặc định.
Hình B: Bạn có thể thiết lập TightVNC trong chế độ View, đây là chế độ kết nối hiệu quả máy khách với một phiên không tương tác. Tốt cho các mục đích đào tạo.
Sau khi thực hiện xong bước cấu hình, hãy kích nút Connect và kết nối sẽ được thực thi (hình C). Tốc độ TightVNC chạy sẽ phụ thuộc vào tốc độ mạng của bạn.
Hình C: Chọn các tùy chọn và tạo kết nối
Kết luận