Một bài hướng dẫn các bạn cách khôi phục những sợi cáp sạc iPhone bị hỏng.
Cáp điện thoại là một thành phần không phải quan trọng nhưng lại không thể thiếu đối với bất cứ chiếc điện thoại nào. Hiện này trên thị trường smartphone vẫn tồn tại chủ yếu ở 2 dạng 1 là cáp sạc cho iPhone và 2 là các điện thoại còn lại.
Mặc dù iPhone là chiếc điện thoại được ưa chuộng nhất nhưng cáp sạc của iPhone lại là thứ nhanh hỏng nhất trong số các smartphone đang có trên thị trường.
Nguyên nhân hỏng hóc
Không phải bàn cãi nhiều khi gán cho cáp sạc iPhone là loại cáp dễ hỏng nhất mọi thời đại cho dù đó là cáp iPhone 4 trước đây hay cáp lightning đời mới. Bởi 1 lẽ thiết kế cáp của Apple luôn là 2 phần riêng biệt gồm phần vỏ cứng và phần cao su mềm bên trong. Chính phần vỏ cứng này là thủ phạm cắt vào dây mềm khi uốn nhiều.
Bên cạnh đó, trong các loại cáp của iPhone luôn có 1 con chip nhận diện để phân biệt cáp do Apple sản xuất và các loại cáp nhái để chỉ riêng cáp của Apple mới sạc được. Thế nhưng bản thân con chip chống cáp nhái này cũng bị nhái sau 1 thời gian ngắn nên hiện nay thị trường cũng đầy dãy cáp nhái mà vẫn sạc iPhone bình thường.
Kết quả là con chip này lại gia tăng tỉ lệ hỏng cáp Lightning do trong thời gian sử dụng những con chip này có tỉ lệ hỏng nhất định mà khi hỏng chip nhận diện thì dù cáp không đứt thì máy cũng không vào điện.
Đó là 2 nguyên nhân chính khiến cho cáp sạc của iPhone rất dễ hỏng dù là cáp chính hãng hay cáp fake. Chính vì thế lượng cáp hỏng cũng sẽ tăng dần theo thời gian.
Vậy cách khắc phục là gì?
Đối với cáp iPhone các bạn cần xác định loại hỏng hóc trước khi sửa chữa. Ví dụ trong trường hợp cắm cáp vào máy vẫn nhận nhưng hiện thông báo đây là cáp nhái và máy không cho sạc thì nguyên nhân hỏng là ở các chip nhận diện nằm trên cáp.
Trường hợp này cần thay cả đầu lightning của cáp hỏng do đứt dây sang.
Đối với cáp khi cắm điện máy không có biểu hiện gì thì cáp này bị hỏng do đứt 1 trong 2 dây cấp điện nguồn, cách khắc phục là tìm chỗ bị đứt và nối nó lại.
Dù cáp bị hỏng do đứt dây hay hỏng do chết mạch nhận diện thì cũng cần phải tháo phần lightning ra để xem xét.
Đầu tiên các bạn cần dùng dao cắt dọc đầu lightning chiều sâu cỡ 0,3 mm để lớp nhựa cứng đứt ra rồi dùng tay bóc.
Bên dưới lớp nhựa cứng là 1 lớp cao su mềm phủ kín mạch nhận diện của iPhone, ở đây các bạn có thể dùng dao hoặc kéo cắt 2 bên mép rồi bóc 2 mặt ra khá dễ dàng.
Khi đã bóc được lớp cao su này ra các bạn sẽ biết được 1 phần nguyên nhân dẫn đến hỏng cáp là gì. Ví dụ ở đây là do dây màu đen đã bị đứt lìa khỏi bảng mạch.
Hãy hàn nó lại và nếu thấy máy vẫn bị hiện cảnh báo cáp nhái thì tốt nhất bạn nên tháo mối hàn ở tất cả các chân và bóc một đầu Lightning khác thay sang.
Khi tháo hết dây nối các bạn sẽ thấy các kí hiệu nằm ở 4 chân hàn là V, D+, D- và GND. Trong đó V là kí hiệu điện vào +5V của USB là dây màu đỏ, D+ và D- là 2 dây data dùng khi connect với máy tính với D+ là dây xanh lá và D- là dây màu trắng, cuối cùng GND là dây nối đất màu đen.
Hãy hàn lại các dây theo đúng vị trí rồi cắm thử trước khi bọc lại.
Nếu sau khi hàn cáp có thể sạc một cách bình thường thì bạn có thể yên tâm, lúc này hãy dùng băng dính điện cuốn trước 2-3 lớp để cách điện trước.
Sau đó đặt thêm 1 thanh cứng để giữ mạch trong trường hợp bị uốn, ở đây tôi dùng 2 que tăm và cuốn thêm băng dính ở 2 đầu để giữ cáp thẳng.
Cuối cùng để cáp bền hơn các bạn có thể dùng màng co nhiệt để bọc thêm 1 lần, màng co nhiệt này được bán khá nhiều tại các khu chợ điện tử (chợ Trời ở Hà Nội và Nhật Tảo ở TP. HCM).
Vậy là xong, bạn có thể dùng lại những sợi cáp iPhone đang định cư trong sọt rác.