Cài đặt MongoDB vào Raspberry Pi

Trong hướng dẫn này, Quantrimang.com sẽ hướng dẫn bạn quá trình cài đặt và thiết lập phần mềm máy chủ MongoDB trên Raspberry Pi.

Bài viết sẽ chỉ cho bạn 2 cách khác nhau để cài đặt MongoDB trên Pi.

Cách đầu tiên là cài đặt MongoDB trên Raspbian. Kho lưu trữ của Raspbian cung cấp phiên bản MongoDB cũ hơn (2.4.14) vì các bản build ARM mới hơn của MongoDB yêu cầu ARM64 và Raspbian chỉ là 32 bit.

Cách thứ hai là cài đặt phần mềm máy chủ lên phiên bản Ubuntu 64-bit. Sử dụng phiên bản Ubuntu 64-bit sẽ cho phép bạn truy cập vào phiên bản mới hơn của phần mềm MongoDB.

Có 2 cách khác nhau để cài đặt MongoDB trên Pi
Có 2 cách khác nhau để cài đặt MongoDB trên Pi

Cài đặt MongoDB trên Raspbian

Trong phần đầu tiên này, bài viết sẽ chỉ cho bạn các bước cài đặt MongoDB trên Raspberry Pi chạy Raspbian.

Nếu bạn dựa vào các tính năng chỉ có trong những phiên bản MongoDB mới hơn, thì bạn cần cài đặt Ubuntu và làm theo các bước trong phần có tiêu đề “Cài đặt MongoDB trên Ubuntu” bên dưới.

1. Bước đầu tiên là cập nhật và nâng cấp tất cả các gói hiện có bằng cách chạy lệnh bên dưới:

sudo apt update
sudo apt upgrade

2. Bây giờ, hãy cài đặt máy chủ MongoDB từ kho lưu trữ Raspbian.

Chạy lệnh sau để cài đặt phần mềm.

sudo apt install mongodb

3. Với phần mềm máy chủ đã được cài đặt, hãy tiến hành bật và khởi động nó.

Hai lệnh sau sẽ kích hoạt và khởi động service MongoDB.

sudo systemctl enable mongodb
sudo systemctl start mongodb

4. Khi đã cài đặt xong MongoDB, bạn có thể chạy lệnh sau để tương tác với cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng dòng lệnh.

mongo

Cài đặt MongoDB trên Ubuntu

Đối với phần này, bạn cần chạy phiên bản 64-bit của Ubuntu Server.

Sử dụng Ubuntu, bạn có thể cài đặt các phiên bản mới hơn của MongoDB. Đối với phần này của hướng dẫn, bài viết sẽ chỉ cho bạn cách cài đặt MongoDB 4.2 vào Raspberry Pi.

1. Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo rằng Ubuntu đã được cập nhật bằng cách chạy hai lệnh sau.

sudo apt update
sudo apt upgrade

2. Với mọi thứ đã cập nhật, bước tiếp theo là thêm key GPG MongoDB cho kho lưu trữ 4.2 của chúng.

Để thêm key này vào chuỗi key cục bộ, bạn có thể chạy lệnh sau.

curl -s https://www.mongodb.org/static/pgp/server-4.2.asc | sudo apt-key add -

3. Bạn đã thêm key GPG. Bây giờ, cần thêm kho lưu trữ MongoDB 4.2.

Để thêm kho lưu trữ MongoDB, bạn cần chạy lệnh bên dưới.

echo "deb [ arch=arm64 ] https://repo.mongodb.org/apt/ubuntu bionic/mongodb-org/4.2 multiverse" | sudo tee /etc/apt/sources.list.d/mongodb-org-4.2.list

4. Vì danh sách gói đã được sửa đổi, nên bạn cần cập nhật lại danh sách gói bằng cách chạy lệnh sau.

sudo apt update

5. Cuối cùng, hãy cài đặt MongoDB vào Raspberry Pi bằng cách sử dụng trình quản lý gói.

Lệnh bên dưới sẽ cài đặt phần mềm máy chủ MongoDB và đó là các công cụ dòng lệnh.

sudo apt install mongodb-org

6. Bây giờ, bạn có thể chuyển sang kích hoạt service MongoDB để nó load khi khởi động.

Thực hiện việc này bằng cách sử dụng hai lệnh sau.

sudo systemctl enable mongod
sudo systemctl start mongod

Lệnh thứ hai sẽ khởi động máy chủ MongoDB, vì vậy bạn có thể tương tác với nó ngay lập tức.

7. Nếu muốn tương tác với cài đặt MongoDB trên Raspberry Pi, bạn có thể sử dụng lệnh sau.

mongo

Lệnh này khởi chạy công cụ dòng lệnh Mongo.

Kiểm tra database và service Mongo

Bây giờ, bạn nên kiểm tra xem mình đã thiết lập thành công MongoDB trên Raspberry Pi hay chưa.

1. Điều đầu tiên nên làm là kiểm tra trạng thái của máy chủ MongoDB. Chạy lệnh sau để truy xuất trạng thái của service "mongod".

sudo systemctl status mongod

Nếu mọi thứ đang chạy như bình thường, bạn sẽ thấy phản hồi như hiển thị bên dưới.

● mongod.service - MongoDB Database Server
   Loaded: loaded (/lib/systemd/system/mongod.service; enabled; vendor preset: enabled)
   Active: active (running) since Thu 2020-02-06 10:38:54 UTC; 14min ago
     Docs: https://docs.mongodb.org/manual
 Main PID: 1626 (mongod)
   CGroup: /system.slice/mongod.service
           └─1626 /usr/bin/mongod --config /etc/mongod.conf

Feb 06 10:38:54 ubuntu systemd[1]: Started MongoDB Database Server.

Service phải được đánh dấu là “enabled”“Active:” được đặt thành “active (running)“.

2. Tiếp theo, bạn có thể kiểm tra trạng thái của chính Mongo bằng cách truy xuất trạng thái kết nối của nó.

mongo --eval 'db.runCommand({ connectionStatus: 1 })'

Sử dụng lệnh ví dụ sau, bạn có thể dùng công cụ dòng lệnh mongo để kiểm tra trạng thái của các kết nối.

MongoDB server version: 4.2.3
{
        "authInfo" : {
                "authenticatedUsers" : [ ],
                "authenticatedUserRoles" : [ ]
        },
        "ok" : 1
}

Như bạn có thể thấy từ kết quả, phiên bản của máy chủ MongoDB trong ví dụ là 4.2.3 và lệnh ví dụ trả về “ok”1.

Xem thêm:

Thứ Ba, 13/10/2020 15:20
52 👨 777
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Raspberry Pi