Không mất nhiều công sức để làm sạch và loại bỏ tất cả những vi trùng trên điện thoại và cách thiết bị khác. Bài viết này sẽ giải thích tại sao bạn nên vệ sinh điện thoại và các thiết bị khác quanh nhà và cách vệ sinh chúng.
Các vi khuẩn và vi trùng ở xung quanh chúng ra. Không phải loại vi khuẩn nào cũng gây hại, có một số loại còn hoàn toàn vô hại nhưng thật dễ dàng để bắt gặp các vi khuẩn, vi trùng và nấm có tiềm năng làm cho bạn bị bệnh. Điện thoại của bạn là một trong những nơi chứa hàng tấn vi trùng đang sống miễn phí trên đó.
Hãy tiếp cận những thiết bị này gần hơn
Hãy nghĩ về nơi bẩn nhất trong nhà của bạn, nơi bạn cho rằng có nhiều vi trùng, vi khuẩn đang sinh sôi mạnh mẽ nhất. Nơi bạn nghĩ đầu tiên chắc hẳn là phòng tắm, có lẽ là bồn rửa chén trong nhà bếp, nhưng sẽ không nghĩ đến điện thoại, bàn phím, chuột và điều khiển từ xa của TV.
Trái lại với suy nghĩ của bạn, nhà vệ sinh có lẽ còn sạch hơn điện thoại và các thiết bị khác. Mọi người đều nghĩ nhà tắm là nguồn gốc của mầm bệnh nên được làm sạch thường xuyên hơn các khu vực khác hoặc các đồ vật khác trong nhà. Ngoài ra, bệ xí nhà vệ sinh không có lỗ hổng, nhiều ngóc ngách và vết nứt để bụi bẩn và vi khuẩn có thể ẩn nấp.
Hãy xem thí nghiệm sau, họ có một bộ đĩa petri và lau một số thứ trong nhà bao gồm cả bệ xí (không được dọn dẹp trong một vài tuần). Sau đó họ đợi khoảng một tuần rưỡi và trở lại xem kết quả. Dưới đây là kết quả:
Như bạn có thể thấy, vi khuẩn từ màn hình điện thoại cũng nhiều như trong bệ xí. Bạn sẽ không bao giờ quệt ngón tay lên bệ xí mà không rửa tay phải không? Nhưng bạn có thể sử dụng điện thoại cả ngày mà không cần rửa tay và có thể vừa ăn vừa dùng điện thoại. Đó là lý do bạn nên vệ sinh điện thoại thường xuyên.
Cách làm sạch điện thoại và các thiết bị khác
Không có nhiều thứ để làm sạch và vệ sinh thiết bị của bạn, đặc biệt là điện thoại bạn cần chú ý đến màn hình. Hầu hết màn hình điện thoại và máy tính bảng đều có lớp phủ oleophobic giữ các vết bẩn từ tay và dầu không bám vào màn hình và dễ dàng vệ sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ chất liệu hóa học hoặc ăn mòn nào để làm sạch màn hình có thể làm mòn lớp phủ đặc biệt đó.
Do đó, bạn không có nhiều lựa chọn cho chất làm sạch, ngoài trừ nước và vải sợi nhỏ, nhưng một số người cũng sử dụng nước xịt không cồn và amoniac dành cho kính mắt. Sau khi chọn chất làm sạch thích hợp, cho một ít nước hoặc chất làm sạch lên khăn và lau dọc màn hình. Bạn không nên trực tiếp xịt nước hoặc chất làm sạch lên điện thoại, vì việc này sẽ làm chất lỏng chảy qua các khe nứt và có thể gây hư hại cho điện thoại.
Nếu chẳng may bạn chà làm hỏng lớp phủ oleophobic, bạn hoàn toàn có thể thay lớp phủ này nhưng tốt nhất nên thực hiện thật cẩn thận.
Đối với các thiết bị khác trong nhà như bàn phím, chuột, điều khiển TV và nhiều thiết bị khác, bạn có thể sử dụng dung môi isopropyl alcohol hoặc bất cứ chất tẩy rửa dùng trong gia đình khác (chất tẩy trắng Clorox, chất tẩy rửa, v.v…). Cũng giống như vệ sinh điện thoại, bạn nên cho chất làm sạch vào khăn trước sau đó mới lau thiết bị.
Đừng lo lắng khi điện thoại của bạn bẩn như bệ xí nhà vệ sinh, vi khuẩn này sẽ không giết chết bạn, đúng không? Thật dễ bị hoang tưởng về vi khuẩn. Một chuyên gia nghiên cứu bệnh học thậm chí còn khuyến nghị người dùng nên vệ sinh điện thoại hàng ngày, nhưng phần lớn trong số chúng ra thậm chí không thực hiện loại bảo trì thường xuyên này và chúng ta vẫn ở đây.
Lời khuyên là bạn không cần quá lo lắng, chỉ cần biết thêm một chút về cách làm sạch các thiết bị sử dụng nhiều nhất và làm sạch chúng theo lịch trình làm sạch nhà thông thường của bạn.
Xem thêm: