Có hệ điều hành vẫn chưa “chết”, chỉ tại Windows quá phổ biến. Nhưng trong số đó, có cả sản phẩm của Microsoft, chính là “cha đẻ” Windows.
OS/2 (1987)
OS/2 từng là đứa trẻ đáng yêu của Microsoft và IBM, hai ngôi sao sáng nhất trong ngành PC. Nó có một giao diện đồ họa, hệ thống HPFS filing system và nhiều thứ tuyệt vời khác nữa. Nhưng Windows đã hoàn toàn hủy diệt nó.
Thực tế, OS/2 chưa bao giờ chết hẳn - Banco do Brasil có 10.000 máy đang chạy OS/2 từ những năm 1990 – và về kỹ thuật bạn vẫn có thể mua chúng. Nhưng đừng!
NextStep (1989)
Khi NeXT phát triển một hệ điều hành để chạy trên dòng máy tính của mình, các nhà phát triển chắc chắn rằng nhân tố quan trọng nhất để thành công là nó chứa nhiều công nghệ không phổ biến, tức chỉ lôi cuốn các nhà phát triển khác.
Cho nên, hệ điều hành này dựa trên Unix với một cỗ máy đồ họa PostScript – một lớp ứng dụng hướng chủ thể và tích hợp thời gian chạy Objective-C. Hệ điều hành này tình cờ bao gồm cả những tính năng khá hay như đồ họa không gian ba chiều 3D và trớ trêu thay, cuối cùng nó lại giúp cho hệ điều hành OS X của Apple. Chẳng ai biết làm thế nào để thương mại hóa hệ điều hành này và hậu quả là NextStep, NeXTstep và NeXTSTEP, tất cả đều không được công nhận chính thức.
RISC OS (1989)
Do Acorn Computers phát triển dành cho PC Archimedes và Risc PC, hệ điều hành này được chứa trong ROM để có thể khởi động máy chỉ trong vài giây. Đây là hệ điều hành chính đầu tiên sử dụng để chống rối loạn font trong thời gian thực (real-time) và bao gồm chương trình paint tốt hơn rất nhiều so với MS Paint và biên tập text tốt hơn Notepad. Người Anh có thể tự hào vì có hệ điều hành Anh RISC mặc dù chẳng mấy ai trên thế giới biết đến nó.
BeOS (1995)
BeOS là một hệ điều hành bắt đầu được Be Inc. phát triển vào năm 1991. Đầu tiên, nó được viết để chạy trên phần cứng BeBox. Không như một số hệ điều hành khác lúc đó, BeOS được viết để tận dụng phần cứng hiện đại, được tối ưu hóa dành cho công việc đa phương tiện kỹ thuật số. BeOS được định vị là một nền tảng cạnh tranh với MS-Windows và Linux. Tuy nhiên, cuối cùng nó không thể đạt được thị trường như kỳ vọng và công ty Be Inc. bị hãng di động Mỹ Palm thâu tóm. Ngày nay, BeOS chủ yếu do một nhóm người nhỏ phát triển và sử dụng.
Microsoft Bob (1995)
Để mở đồng hồ xem giờ trên PC, bạn có thể click vào biểu tượng đồng hồ và để mở một trình duyệt web, click vào biểu tượng trình duyệt v.v. “Công nghệ” Bob sống dưới dạng của tất cả những hình đại diện (avatar) trợ giúp trong Windows và Office. Nói cách khác, Microsoft Bob cung cấp một giao diện PC mới, không mang tính kỹ thuật cho người dùng. Mặc dù mục tiêu đề ra tham vọng nhưng Bob đã thất bại trong việc thâm nhập thị trường và là một thất bại hữu hình của Microsoft. CEO Microsoft Steve Ballmer đã công khai thừa nhận Bob là một dự án không thành công và tốt hơn là dừng lại.