10 câu lệnh Linux hữu dụng nhất

Quản Trị Mạng - Có thể bạn không thích tìm hiểu các câu lệnh và cũng không mấy quan tâm tới chúng khi sử dụng Windows. Nhưng khi "kết thân" với Linux, nếu không nắm được một số câu lệnh cần thiết thì công việc quản trị của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn. Dưới đây là 10 câu lệnh Linux hữu dụng nhất giúp cho việc quản trị của bạn dễ dàng hơn rất nhiều.

1. Top

Mặc dù trên thực tế câu lệnh top thực hiện liệt kê những tác vụ đang thực thi. Người dùng Linux thường sử dụng câu lệnh này khi muốn biết chương trình gì đang chiếm bộ nhớ (hoặc hệ thống có dụng lương bộ nhớ là bao nhiêu). Đặt những công cụ thường sử dụng chạy trên màn hình làm việc sẽ giúp bạn biết được những gì đang diễn ra trên máy tính vào mọi thời điểm. Đôi khi, bạn có thể một terminal (thường là aterm) giúp đặt cửa sổ ở nơi tùy thích, sau đó làm ẩn đi khung của chúng. Khi không có khung, terminal không thể di chuyển được vì thế bạn luôn truy cập rất nhanh vào thông tin cần thiết.

Top là một hệ thống báo cáo thời gian thực, vì thế khi có sự thay đổi trong tiến trình thì nó lập tức được phản ánh trên cửa sổ terminal. Top tích hợp một số đối số hữu ích (như là đối số -p giúp giám sát PID của những người dùng cụ thể), nhưng khi chạy mặc định, top sẽ cung cấp cho bạn mọi thông tin cần thiết trong danh sách những tác vụ đang thực hiện.

2. Ln

Với nhiều admin, link là một công cụ đặc biệt, nó không chỉ giúp người dùng sử dụng dễ dàng hơn mà còn tiết kiệm dung lượng bộ nhớ. Giả sử bạn quản trị một lượng người dùng phải truy cập liên tục vào một thư mục lớn (gồm rất nhiều file) trên một ổ đĩa. Những người dùng này đăng nhập vào cùng một hệ thống và bạn không muốn phải copy toàn bộ thư mục vào thư mục riêng của mỗi người, thay vào đó bạn chỉ cần tạo một liên kết ln/[đường dẫn tới thư mục]. Bạn không cần sử dụng đến bộ nhớ và người dùng sẽ truy cập nhanh hơn. Tất nhiên khi tạo liên kết giữa các ổ đĩa bạn sẽ phải sử dụng symlink. Một công dụng đáng chú ý khác của link là thực hiện liên kết giữa nhiều thư mục tới thư mục dữ liệu gốc Apache. Không chỉ giúp tiết kiệm bộ nhớ, mà link còn giúp bảo mật thông tin.

3. tar/zip/gzip

Tar, zipgzip là những công cụ nén giúp cho việc quản trị của bạn dễ dàng hơn nhiều. Ba công cụ này có thể thực thi những tác vụ giống nhau. Nếu không có những công cụ này, việc cài đặt từ file nguồn sẽ không thể thực hiện được dễ dàng và việc tạo những file backup sẽ tiêu tốn rất nhiều bộ nhớ. Một trong những tính năng ít được biết đến của nhóm công cụ này đó là khả năng giải nén những file riêng lẻ từ một file nén. Hiện nay zipgzip thực hiện việc này dễ dàng hơn tar vì nếu sử dụng tar để giải nén một file, bạn phải biết chính xác kích cỡ của file đó. Một tính năng của tar/zip/gzip giúp cho việc quản trị đơn giản hơn đó là tạo ra một tập lệnh shell giúp tự động thực hiện tiến trình backup. Cả 3 công cụ này cùng với tập lệnh shell là những công cụ backup đáng tin cậy nhất, tốt nhất và dễ sử dụng nhất mà bạn từng thấy.

4. nano, vi, emacs

Việc giới thiệu một trình soạn thảo văn bản ở đây sẽ giúp giải quyết mối xung đột giữa viemacs, cách tốt nhất là đưa trình soạn thảo nano vào 2 trình soạn thảo này. Nhiều người sẽ cho rằng chúng không phải là những câu lệnh khi chúng là những trình ứng dụng mở. Nhưng các trình soạn thảo này này được sử dụng dưới dạng dòng lệnh vì vậy chúng có thể được coi là lệnh. Nếu không có một trình soạn thảo văn bản tốt, việc quản trị một máy Linux sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Giả sử bạn đang cố gắng sửa lệnh /etc/fstab hay /etc/samba/smb.conf trên OpenOffice. Với một số người thì việc đó không có gì khó khăn, nhưng bạn không biết rằng OpenOffice sẽ chèn thêm những kí tự ngắt dòng ẩn vào file văn bản và có thể dẫn tới những thay đổi trong file cấu hình. Vì vậy cách tốt nhất để chỉnh sửa những file bash hay file cấu hình là sử dụng trình soạn thảo nano, vi hay emacs.

5. Grep

Nhiều người không chú ý tới công cụ khá hữu ích này. Grep in ra những dòng lệnh theo mẫu riêng của mỗi người dùng. Ví dụ, khi bạn đang xem file httpd.conf dài hơn 1000 dòng, và bạn đang tìm kiếm mục AccessFileName.htaccess. Bạn có thể phải xem cả file chỉ để tìm mục đó ở dòng 429, hoặc bạn có thể dùng lệnh grep –n “AccessFileName.htaccess”/etc/httpd/conf/http.conf. Thật ngạc nhiên, khi nhập lệnh này hệ thống sẽ phản hồi lại “439:AccessFileName.htaccess” cho bạn biết rằng mục bạn muốn tìm ở dòng 439.

Lệnh grep cũng hữu dụng trong việc điều khiển những câu lệnh khác. Ví dụ sử dụng lệnh grep với lệnh ps (giúp lưu nhanh những tiến trình đang chạy). Giả sử bạn muốn biết PID của trình duyệt Firefox đang không thực hiện tiến trình. Bạn có thể dùng lệnh ps aux và tìm kiếm trong toàn bộ dữ liệu đầu ra của mục Firefox hoặc sử dụng lệnh ps aux|grep firefox, khi đó bạn thấy những dữ liệu như sau:

jlwallen 17475 0.0 0.1 3604 1180 ? Ss 10:54 0:00 /bin/sh /home/jwallen/firefox/firefox
jlwallen 17478 0.0 0.1 3660 1276 ? S 10:54 0:00 /bin/sh /home/jlwallen/firefox/run-mozilla.sh /home/jlwallen/firefox/firefox-bin
jlwallen 17484 11.0 10.7 227504 97104 ? Sl 10:54 11:50 /home/jlwallenfirefox/firefox-bin
jlwallen 17987 0.0 0.0 3112 736 pts/0 R+ 12:42 0:00 grep --color firefox

Bây giờ bạn đã biết PID của mọi lệnh Firefox hiện thời.

6. Chmod

Việc quản trị và bảo mật Linux sẽ rất khó khăn nếu không có sự hỗ trợ của chmod. Giả sử bạn không thể thi hành một lệnh shell với lệnh chmod u+x [tên file]. Tất nhiên đó không chỉ là việc thi hành một file. Nhiều công cụ Web cần có sự cho phép trước khi thực hiện cài đặt. Nếu sử dụng lệnh chmod –R 666 DIRECTORY/ trong trường hợp này thì thật sai lầm. Khi gặp phải những vấn đề cấp phép trong khi cài đặt một trình ứng dụng, nhiều người dùng mới ngay lập tức dùng lệnh 666 thay vì kiểm tra xem mức độ cấp phép chính xác mà thư mục hay danh mục cần. Mặc dù công cụ này hỗ trợ cho việc quản trị nhưng cũng không nên sử dụng khi chưa tìm hiểu về nó. Bạn cần phải hiểu rõ chmod trước khi sử dụng. Nhớ rằng w = write (ghi), r = read (đọc) và x = execute (thực thi), UGO nghĩa là User, Group và Other. UGO là cách đơn giản nhất để nhớ cấp phép cho từng đối tượng. Vì vậy khi cấp quyền rw- rw- rw- sẽ cho phép tất cả User, Group và Other có quyền đọc và ghi. Tốt nhất nên giới hạn Other trong quyền cho phép.

7. Dmesg

Bạn có thể nghĩ việc chạy lệnh dmesg mỗi khi kết nối một thiết bị vào một máy Linux là “lạc hậu”, nhưng thực ra lại rất quan trọng. Lệnh này hiển thị những thông điệp từ bộ nhớ trung gian. Có rất nhiều thông tin sẽ được lưu lại khi dùng lệnh dmesg. Bạn có thể tìm thấy thông tin về cấu trúc hệ thống, cpu, thiết bị mạng, những tùy chọn kernel boot được sử dụng, dung lượng RAM, …

Dùng lệnh dmesg | tail –f để lưu những dòng cuối cùng của dmesg vào terminal của bạn. Mục mới thường nằm ở dưới cùng của tail. Luôn mở cửa sổ này khi gặp rắc rối trong khi quản trị hay gỡ rối một hệ thống.

8. kill/killall

Một trong những lợi ích lớn nhất của Linux đó là sự ổn định. Nhưng những trình ứng dụng bên ngoài kernel không phải lúc nào cũng có được sự ổn định này. Trên thực tế một vài ứng dụng có thể bị khóa lại, và lúc đó bạn chỉ muốn mở khóa chúng. Cách nhanh nhất để mở khóa ứng dụng là dùng lệnh kill/killall. Sự khác biệt giữa 2 lệnh này là kill yêu cầu PID trong khi đó killall chỉ yêu cầu tên ứng dụng. Giả sử Firefox đã bị khóa. Nếu dùng lệnh kill để mở khóa thì trước tiên bạn phải xác định PID bằng lệnh ps aux|grep firefox. Khi đã có PID bạn dùng lệnh kill PID (vị trí của PID chính là số PID thực). Nếu bạn không muốn mất thời gian tìm kiếm PID, bạn hãy dùng lệnh killall firefox (mặc dù trong một số trường hợp sẽ phải sử dụng lệnh killall firefoxbin). Tất nhiên, lệnh kill/killall không áp dụng được (và cũng không nên áp dụng) với Apache, Samba, …

9. man

Bạn đã thấy RTFM bao nhiêu lần? Nhiều người nghĩ rằng từ này là viết tắt của “Read the Fine Manual”. Nhưng có thể nó là viết tắt của “Read the Fine Manpage”. Manpage hướng dẫn cho bạn cách sử dụng lệnh. Nói chung, những Manpage được ghi dưới định dạng gống nhau, vì thế khi biết được định dạng bạn có thể đọc (và hiểu) chúng. Không nên xem thường giá trị của Manpage. Khi bạn không hiểu những thông tin nhận được, bạn thường di chuyển xuống xem tham số thực hiện của mỗi lệnh, và đó chính là tính năng quan trọng nhất của Manpage.

10. mount/umount

Nếu không có 2 lệnh này, việc sử dụng những thiết bị di động hay kết nối những ổ đĩa ngoài sẽ không thực hiện được. Lệnh mount/umount được sử dụng để cài một ổ đĩa (thường được gán nhãn /dev/sda) tới một thư mục trong cấu trúc file của Linux. Cả hai lệnh mountumount sử dụng dễ dàng hơn nhờ có file /etc/fstab. Ví dụ, nếu có một mục nhập trong file /etc/fstab của /dev/sda1 mà ánh xạ tới /data, thì ổ đĩa đó có thể được cài đặt bằng lệnh mount/data. Đặc biệt, lệnh mount/umount phải có những đặc quyền gốc (nếu fstab không có mục nhập cho phép người dùng chuẩn cài đặt hay gở bỏ thiết bị đó). Bạn cũng có thể dùng lệnh mount mà không cần đối số và bạn sẽ thấy tất cả các ổ đĩa hiện đang được cài đặt và vị trí chúng ánh xạ tới (cũng như file hệ thống và sự cấp phép).

Thứ Hai, 13/07/2009 14:00
3,73 👨 16.264
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Linux