Chụp ảnh phong cảnh bầu trời huyền ảo với 5 mẹo sau

Tạo hiệu ứng hấp dẫn khi chụp hình phong cảnh

Khi chụp ảnh phong cảnh, bầu trời là điểm nhấn của bức ảnh tạo nên khung cảnh độc đáo cho mỗi tấm hình. Tuy nhiên chụp làm sao để có thể lột tả được vẻ đẹp của bầu trời, chộp được những khung cảnh hút hồn là điều mà không phải người chụp ảnh nào cũng có thể làm được. Không chỉ đơn giản bạn giơ máy lên và chụp là sẽ có được những tấm hình đẹp, mà còn cần rất nhiều kỹ thuật chụp hình để có được bức ảnh phong cảnh bầu trời nghệ thuật.

1. Đúng thời điểm

Thời điểm là yếu tố quan trọng nhất để bạn có bức ảnh với bầu trời đẹp và huyền ảo. Có những thời điểm chỉ cần bạn lệch vài giây là đã mất đi khoảnh khắc đáng giá. Màu sắc của bầu trời sẽ thay đổi liên tục theo thời gian trong ngày, từ ngày này qua ngày khác. Vì vậy bạn nên quan sát và xem dự báo trước khi quyết định đi chụp hình để có được bức ảnh tốt nhất.

Chụp ảnh phong cảnh bầu trời

Nếu bạn muốn có một bầu trời mộng mơ hãy chọn những ngày nắng dịu đẹp, nếu bạn thích một bức ảnh mạnh mẽ, bạn có thể đợi vào những ngày trời xấu khi mưa to sắp tới,.. bất kì là loại thời tiết nào nếu bạn khéo léo chọn cũng đều mang đến một bức ảnh tuyệt vời.

Thời gian chụp trong ngày cũng rất quan trọng, vào giữa trưa khi mặt chiều chiếu vuông góc, bóng đổ trên mặt đất sẽ khiến ảnh bị gắt. Lựa chọn giờ vàng như bình minh hay hoàng hôn sẽ mang đến những bức ảnh tốt hơn và dễ dàng cho bạn hơn rất nhiều.

2. Thử thay đổi cân bằng trắng:

Đôi khi bạn không nên tuân theo các quy tắc trong nhiếp ảnh. Phá vỡ có thể sẽ mang đến những kết quả tuyệt vời. Đôi khi bạn không nên sử dụng chế độ cân bằng trắng tự động, hãy thử thay đổi cân bằng trắng và kết quả mang đến rất bất ngờ. Khi chụp vào hoàn hôn hay bình minh, hãy thử thay đổi cân bằng trắng để thay đổi màu sắc của bầu trời.

Chụp ảnh phong cảnh

Ngoài các chế độ cân bằng trắng thì bạn cũng có thể thử thay đổi theo nhiệt độ Kenvin. Cách này sẽ cho bạn nhiều lựa chọn hơn về màu sắc. Hoặc bạn có thể chụp Raw rồi thay đổi trên máy tính sau cũng là một lựa chọn đơn giản và không tồi.

3. Lồng nhiều tấm:

Khi mà bầu trời huyền ảo và đẹp hơn hơn bên dưới mặt đất thì chẳng tội gì mà chúng ta không tôn vinh vẻ đẹp đó lên cả. Hãy nhớ rằng dải dynamic range trên máy ảnh của bạn có giới hạn và không thể nào chụp được tất cả các vùng. Lúc này hãy sử dụng quy tắc một phần ba để tưởng tượng khung hình làm 3 phần, sau đó lấy bầu trời chiếm 2 phần 3 khung hình, đừng chỉ chụp nguyên bầu trời sẽ khiến ảnh của bạn thiếu cân đối.

Sau đó, hãy đo sáng vào từng vùng sáng tối khác nhau để chắc chắn tất cả các vùng đều đã được lưu lại. Cuối cùng bạn chỉ cần sử dụng kĩ thuật lồng ghép trên Photoshop là xong.

Chụp ảnh phong cảnh

4. Sử dụng filter:

Filter là một phụ kiện không thể nào thiếu với bất kỳ nhiếp ảnh gia phong cảnh nào. Có 2 loại filter mà các nhiếp ảnh gia cần để trong balo của mình. Đầu tiên là filter GND. Đây là loại filter sử dụng khi bạn muốn lấy sáng cả vùng trời và đất chỉ với một lần chụp. Filter này rất hữu ích nếu vùng trời và đất của bạn chia cắt bởi một đường thẳng nằm ngang. Còn không, bạn vẫn có thể sử dụng nhưng sẽ gặp một chút rắc rối trong khâu hậu kì.

Chụp ảnh phong cảnh

Ngoài filter GND thì filter phân cực là filter không thể thiếu. Rất nhiều người nhầm tưởng rằng filter phân cực được thiết kế nhằm giúp trời xanh hơn, nhưng thực chất filter phân cực là để tinh chỉnh các tia sáng các tia sáng khúc xạ đến ống kính của bạn. Bạn nhìn thấy bầu trời màu xanh là do sự khúc xạ ánh sáng nên việc tinh chỉnh sẽ giúp bầu trời xanh hơn. Kính lọc phân cực cũng có tác dụng rất tốt khi bạn chụp mặt nước bị khúc xạ hay trong ngày nắng to.

5. Phơi sáng dài:

Phơi sáng dài không chỉ sử dụng cho buổi đêm hay mặt biển mà còn sử dụng rất hữu ích khi bạn muốn tạo chuyển động cho các đám mấy trên bầu trời một cách mượt mà. Để ghi lại chuyển động các đám mây, bạn cần một chân máy và điều chỉnh thời gian phơi sáng dài có thể là 30 giây, 50 giây, 70 giây tùy tình huống và thời điểm chụp ảnh.

chụp ảnh phong cảnh

Khi phơi sáng dài vào ban ngày, bạn cần trang bị cho mình một fiter ND để giảm lượng ánh sáng đi vào ống kính. Nếu không ảnh của bạn sẽ bị cháy dù đã khép khẩu sâu và giảm ISO về mức thấp nhất.

Tham khảo thêm các bài sau đây:

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn!

Thứ Năm, 28/07/2016 18:45
51 👨 3.599
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chụp ảnh - Quay phim