Có thể bạn không biết nhưng thực sự là mỗi khi lướt web hay sử dụng một dịch vụ Internet bất kỳ, bạn sẽ để lộ lại vài thông tin cá nhân. Vậy người dùng Internet phải làm thế nào để có thể tự bảo vệ mọi dữ liệu khi lướt web?
1. Tránh các trang web không sử dụng giao thức HTTPS
Khi phải đăng nhập thông tin cá nhân như thông tin đăng nhập, chứng minh thư, chi tiết thanh toán... lên bất kỳ một trang web nào cũng cần phải xem xét cẩn thận, chúng ta nên chú ý tránh những trang web không có tiền tố HTTPS có nghĩa bất cứ điều gì bạn làm ở đó đều không được mã hóa hoặc là những trang web có thể có tiền tố HTTPS trên trang chủ nhưng ở các trang liên kết lại chuyển sang HTTP.
Để biết trang web có an toàn để truy cập hay không, bạn có thể kiểm tra thông tin bảo mật về trang web. Trong trình duyệt Chrome, trạng thái bảo mật xuất hiện ở bên trái của hộp URL. Cụ thể như sau:
- Khóa bảo mật
- Thông tin hoặc không bảo mật
- Không bảo mật hoặc nguy hiểm
Với Firefox, Chrome và Opera, nếu phát hiện liên kết HTTPS bị lỗi, tiện ích mở rộng HTTPS Everywhere sẽ tự động mã hóa các liên lạc của trình duyệt với trang web chính.
2. Hạn chế sử dụng plugin và phần mở rộng không cần thiết
Có thể trong những phần mềm được tải về để cung cấp cho trình duyệt của bạn thêm an toàn chứa lỗ hổng mà từ đó các hacker có thể khai thác để thu thập thông tin cá nhân của bạn. Và phần mở rộng không được cập nhật, người sử dụng chúng có thể trở thành mục tiêu của tin tặc.
Để an toàn, bạn có thể tắt những plugin không thường xuyên sử dụng hoặc không sử dụng trong phần thiết lập trình duyệt. Microsoft Silverlight, Adobe Flash và Java là 3 plugin lớn bạn có thể vô hiệu hóa bởi nhiều trang web không còn sử dụng chúng nữa, YouTube không còn sử dụng Flash và Netflix đã bỏ Silverlight.
Xem thêm: Gỡ bỏ và vô hiệu hoá Plug-in trên trình duyệt như thế nào?
3. Tránh bị theo dõi
Để tải các trang web một cách chính xác, chúng ta thường được yêu cầu cho phép các trang web truy cập dữ liệu vị trí, kích thước màn hình hoặc phiên bản trình duyệt mà bạn sử dụng. Nếu đồng ý, nhiều thông tin như phần cứng, plugin đã được cài đặt… có thể bị chuyển tiếp bởi các trình plugin bổ sung như Adobe Flash và Java. Điều này khiến bạn bị theo dõi ngay cả khi đã vô hiệu hóa trình theo dõi bởi những thông tin đó có thể kết hợp để tạo ra dữ liệu đặc trưng cho trình duyệt.
4. Cận thận với tính năng tự điền của trình duyệt
Thông tin như tên, địa chỉ và ngày sinh của bạn sẽ được điền vào các biểu mẫu yêu cầu nhờ chức năng tự động điền của trình duyệt. Nhưng một số trình duyệt nhất định, bao gồm Chrome, Safari và Opera cũng như phần mở rộng của trình quản lí mật khẩu LastPass có thể bị đánh lừa để tiết lộ thông tin cá nhân đã lưu mà người dùng không phát hiện.
Cụ thể, khi truy cập vào một trang web độc hại, bạn sẽ được yêu cầu nhập những thông tin vô hại như tên và địa chỉ email. Nếu bạn nhập, tính năng tự động điền của trình duyệt sẽ thêm thông tin khác được lưu trong trình duyệt hoặc LastPass. Tổng hợp tất cả nhưng thông tin này lại, kẻ xấu có thể kích hoạt gian lận thẻ tín dụng.
Do đó, trước khi điền thông tin cá nhân vào bất kỳ trang web nào hãy cận thận. Đăng xuất khỏi LastPass, xóa thông tin thẻ tín dụng khỏi trình duyệt của bạn hoặc tắt hoàn toàn tính năng tự động điền để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
6. Mua sắm ẩn danh để không bị "hớ"
Khi người dùng truy cập trang web ẩn danh, bạn có thể sử dụng Internet một cách thoải mái hơn, không sợ bị trình duyệt theo dõi. Vậy nên, khi mua sắm trên mạng bạn nên kiểm tra giá dịch vụ qua một trang web ẩn danh hoặc thiết bị khác để tránh bị "chặt chém". Một ví dụ điển hình như trên trang web du lịch trực tuyến Orbitz, năm 2012 từng gây xôn xao cộng đồng mạng khi người ta phát hiện ra trang này chuyên "đẩy" cho những khách hàng dùng máy tính Mac thuê phòng giá cao hơn so với những người dùng máy tính thường truy cập trang của họ.
7. Tắt tính năng Airdrop ở nơi công cộng
AirDrop là một phương thức truyền tải nội dung (hình, nhạc, video) từ các thiết bị hệ điều hành iOS của Apple với nhau. Cách thức hoạt động của Airdrop tương tự như bạn "bắn" hình bằng Bluetooth trên điện thoại Android. Vậy nên, ở nơi công cộng người dùng nên tắt tính năng này hoặc cài đặt để tính năng này chỉ hoạt động với những người có trong danh bạ liên lạc của bạn để tránh bị kẻ xấu lợi dụng gửi những hình ảnh thô thiển, bậy bạ thông qua Airdrop.
8. Nên có một email khác dự phòng
Trong thời đại công nghệ như hiện nay, mọi công việc có thể giải quyết qua email một cách đơn giản và dễ dàng. Thế nhưng giữa một đống email quan trọng đó mà bạn bị tấn công thì quả thật là điều tồi tệ. Để tránh những điều tồi tệ đấy xảy ra, hãy thiết lập cho mình một email dự phòng, với cách này bạn sẽ không sợ mình rơi vào thế bí mà không có đường rút lui của các hãng công nghệ.
9. Sử dụng mật khẩu khó đoán
Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng, năm 2018 nhiều người thường vẫn có thói quen sử dụng mật khẩu là họ tên hay ngày sinh, dãy số liên tiếp... để sử dụng, điều này khiến các hacker có thể dễ dàng biết và ăn cắp dữ liệu của bạn.
Để an toàn và bảo mật thông tin thì nguyên tắc đặt mật khẩu càng dài thì càng an toàn cho bạn. Chính vì thế, bạn nên đặt cho mình một mật khẩu nào đó thật dễ đoán với mình nhưng lại khó dò với người khác.
10. Kiểm tra xem bạn đã từng bị hack chưa
Trong nhiều thập kỉ qua, những vụ tấn công mạng xảy ra rất nhiều, để giúp người dùng có thể dễ dàng kiểm tra thông tin về địa email của mình đã bị hack hay chưa, nhiều trang web đã xuất hiện giúp người dùng có thể yên tâm hơn trong quá trình sử dụng.
Cách làm rất đơn giản: Hãy nhập địa chỉ email của bạn vào những trang đó. Việc kiểm tra thường xuyên này rất nên làm. Hoặc nếu cảm thấy bất an, bạn cần đổi mật khẩu email ngay lập tức.
11. Không bật chế độ tự động phát trên Youtube
Bật chế độ tự phát video là thói quen của rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, cách sử dụng này cũng có hai mặt, nó cũng có thể giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng.Tuy nhiên cách này cũng khiến bạn bị ứng dụng "lái" sang những nội dung không mong muốn.
Vậy nên, khi sử dụng Youtube hãy tắt tính năng tự phát này và bấm lựa chọn theo cách thủ công để có thể tìm kiếm những nội dung bạn quan tâm chứ không phải Youtube "quan tâm".
12. Luôn cảnh giác
Hãy luôn tâm niệm một điều, khi bạn online, sẽ luôn có ai đó theo dõi bạn. Việc duy trì một ý thức như vậy là thói quen tốt nên thiết lập.
Theo đó, bạn cần tránh những chia sẻ thông tin công khai, cho phép các ứng dụng được truy cập sổ địa chỉ liên lạc của bạn.
Thế giới sẽ ngày càng kết nối với nhau chặt chẽ, bao trùm hơn, do đó mỗi người cũng nên ý thức cao hơn trong việc bảo vệ thông tin cá nhân.
13. Bảo mật những tài khoản cũ
Có những tài khoản có thể bạn sẽ không dùng nữa, một số email không đụng tới hay một tài khoản mạng xã hội... cho dù bạn không sử dụng chúng nữa, thế nhưng chúng vẫn đang hoạt động hằng ngày và có thể đã lưu trữ rất nhiều thông tin về bạn.
Vậy nên hoặc bạn chọn cách xóa hoàn toàn tài khoản, hoặc cập nhật mật khẩu mới và lựa chọn giải pháp bảo mật hai bước xác thực để tăng thêm độ an toàn cho dữ liệu.
Xem thêm: