15 thủ thuật âm thanh kỹ thuật số

1. Đảm bảo tính nhất quán của âm lượng

Đĩa CD của bạn không phải là đồ "xịn" và khi nghe nhạc bạn phải liên tục điều chỉnh âm lượng do đầu phát lúc quá bé, lúc quá to? Hãy triết xuất bài hát (rip) từ đĩa CD và lưu vào máy tính rồi dùng các công cụ có hỗ trợ tính năng trung hoà (normalizing) để chỉnh sửa âm thanh. Công đoạn cuối cùng là ghi (burn) các bài hát vừa chỉnh sửa vào đĩa và ... thưởng thức.

2. Độ nén bao nhiêu thì hợp lý?

Yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cũng như thủ tục tải về hoặc đẩy lên mạng các tệp tin âm thanh chính là độ nén (audio compression). Một bài hát kéo dài 4 phút "ngốn" 40MB trong ổ CD khi bạn triết xuất nó ở định dạng WAV. Tuy nhiên, bạn chỉ mất 4 - 5 MB khi lưu trữ tệp tin ở định dạng MP3 hoặc WMA (Windows Media Audio). Quá trình nén loại bỏ những “phụ gia” âm thanh không cần thiết. Đối với định dạng MP3, đặt tỷ lệ nén 128 bit là tốt nhất. Trong khi đó tỷ lệ 96 bit cũng mang lại chất lượng tương tự với định dạng WMA. Cao hoặc thấp hơn "ngưỡng" liệt kê ở trên tuỳ thuộc vào nhu cầu của bạn, cần chất lượng hay cần dung lượng tệp tin?

3. Windows Media Player và mã hoá chuẩn MP3

Ngay từ khi cài đặt, WMP (Windows Media Player) tự cấu hình để nén CD audio sang định dạng WMA. Muốn lưu trữ tệp in định dạng MP3 sử dụng WMP, bạn cần đầu tư mua phần mở rộng (add-on) hỗ trợ MP3. Để thực hiện thủ tục mua bán, bạn có thể truy nhập website của Microsoft (www.microsoft.com/downloads) hoặc kích hoạt đường dẫn Learn More About MP3 Formats trong hộp Tools/Options của WMP. Hiện cũng có nhiều phần mềm trích xuất tệp tin từ CD hỗ trợ mã hoá chuẩn MP3, tiêu biểu phải kể đến Magix MP3 Maker (www.magix.com).

4. AAC, FLAC, Ogg nghĩa là gì vậy ?

Bạn đã cảm thấy rất quen thuộc với MP3, WMA... tuy nhiên có những định dạng âm thanh số khác cho các thiết bị giải trí di động mà có thể bạn chưa từng nghe qua. Đăng ký dịch vụ âm nhạc trực tuyến iTunes của Apple, bạn sẽ làm quen với định dạng AAC (Advanced Audio Coding). Bên cạnh đó còn phải kể tới định dạng FLAC (Free Lossless Audio Codec) - định dạng cung cấp phiên bản tương tự như tệp tin gốc nhưng với dung lượng giảm tới 50%. Một định dạng khác đang ngày càng phổ biến là Ogg Vorbis, hệ thống mã hoá mã nguồn mở miễn phí được người dùng cả Linux và Windows ưa chuộng.

Nhiều thiết bị nghe nhạc hỗ trợ Ogg (không nhiều thiết bị hỗ trợ FLAC), bạn có thể bổ sung tính năng hỗ trợ định dạng này cho WMP hoàn toàn miễn phí. Ogg tương đương với MP3 và WMA về chất lượng âm thanh.

5. "Vá" lỗ hổng bảo mật P2P

Nếu bạn sử dụng Kazaa, Morpheus hoặc một chương trình chia sẻ file nào đó, bạn đang sử dụng phần mềm chia sẻ file qua mạng ngang hàng (P2P). Rất nhiều người sử dụng các chương trình P2P để chia sẻ các tệp tin âm thanh một cách phi pháp. Tuy nhiên, về bản chất những chương trình này đa phần được chế tạo dành cho những mục tiêu hợp pháp. Trong nhiều trường hợp, bạn cài đặt một phần mềm P2P để trao đổi nội dung trong máy tính của mình với bạn bè qua mạng Internet. Để đảm bảo an ninh, cũng nhằm đảm bảo tính pháp lý, bạn nên vào tab Options (hoặc Preferences) để đảm bảo 2 thủ t ục sau:

Thứ nhất, thay đổi cách cài đặt để chương trình không tự động chia sẻ thông tin với người dùng khác.

Thứ hai, ngăn chương trình tự kích hoạt mỗi khi khởi động. Hãy nhớ rằng việc chia sẻ file qua mạng ngang hàng có nghĩa là bạn bỏ ngỏ ổ đĩa cứng của mình cho bất kỳ ai đang lang thang trên mạng Internet.

Ngay sau khi thay đổi cài đặt, bạn lập tức sẽ nhận ra giá trị của các chương trình chia sẻ file qua mạng ngang hàng.

6. Hợp tác âm nhạc qua mạng

Ngày càng có nhiều nhạc sĩ (cả chuyên nghiệp và nghiệp dư) tham gia hợp tác qua mạng Internet. Họ hình thành nhóm, trao đổi cho nhau các tệp tin nhạc để cùng bình luận, chỉnh sửa và hoàn thiện không những . Bên cạnh nội dung, các thành viên tham gia trao đổi còn có thể giúp đỡ nhau về công nghệ, định dạng âm thanh v.v... Chính vì vậy, không có lý do gì bạn không hoà mình vào một cộng đồng âm nhạc trực tuyến

7. “Giữ hình, đổi tiếng”

Các công cụ chỉnh sửa video, ví dụ Windows Movie Maker 2.0 (http://www.microsoft.com/windowsxp/moviemaker), cho phép người sử dụng tách lọc kênh âm trong quá trình biên tập video. Xuất phát từ chính sự "rạch ròi" này, bạn có thể giữ nguyên "bản quyền âm thanh" của tác giả hoặc tăng giảm âm thanh chủ đạo và âm thanh nền tuỳ theo hoàn cảnh, mục tiêu. Movie Maker 2.0 hỗ trợ nhiều định dạng âm thanh, bao gồm cả WAV, MP3, WMA và AIFF (Audio Interchange File Format).

8. Trách nhiệm khi sử dụng những tệp tin âm nhạc

Trong quá trình "rong chơi" trên mạng, đôi lúc bạn gặp một số website có nhạc nền (background music). Trên thực tế, bạn cũng có thể làm được điều này với các thẻ lệnh (Netscape và Mozilla hỗ trợ) hoặc (Internet Explorer hỗ trợ). Trong trường hợp bạn tạo web từ các chương trình biên tập (ví dụ Dreamweaver hay FrontPage), công việc này đơn giản hơn rất nhiều nhờ những tính năng có sẵn trong phần mềm. Thủ thuật ở đây là bạn đừng nên cho âm thanh nền chạy ngay lập tức khi vừa bung ra trang web và không nên lặp liên tục quá nhiều lần. Hãy để cho khách thăm trang web toàn quyền kiểm soát với những gì họ muốn nghe.

9. Danh sách của iTunes

Phần mềm iTunes của Apple tích hợp sẵn một tính năng rất "chỉnh chu" là Smart Playlists (Danh sách bài hát thông minh). Smart Playlists tự động xây dựng danh sách bài hát từ cơ sở dữ liệu những bài hát nằm sẵn trong ổ cứng thông qua những tiêu chí tuyển chọn do người sử dụng đặt ra. Công cụ cho phép bạn có thể tìm kiếm các bài hát theo tên nghệ sĩ biểu diễn, số lần đã được nghe (ví dụ bạn muốn tìm những bài hát mình không nghe thường xuyên v.v..), thậm chí cả chất lượng âm thanh. Bên cạnh đó, bạn có thể điều chỉnh dung lượng, thời gian dành cho Smart Playlists. Tính năng Live Updating còn cho phép công cụ tự động cập nhật danh sách bài hát mới khi cơ sở dữ liệu của bạn liên tục được bổ sung.

10. Hát karaoke trên máy tính

Bạn muốn "luyện giọng" nhưng chưa muốn đầu tư? Hãy tải về máy tính của mình phần mềm kiểu như DSP Centercut (http://www.hydrogenaudio.org/index.php?showtopic=17450&), phần mềm có thể biến những bài hát nằm trong ổ cứng thành những track karaoke thực thụ. Công cụ cho phép bạn loại bỏ âm thanh gốc của bài hát hoặc giảm "chiết áp" đôi chút để bạn có thể tự tin hát theo mà không sợ sai lời.

11. Bạn không bị "trói" vào một phần mềm nghe nhạc

Hầu hết các thiết bị nghe nhạc MP3 đều đi kèm một phần mềm cho phép bạn truyền tải và quản lý những bài hát nằm trong thiết bị. Tuy nhiên, cũng trong hầu hết trường hợp bạn không phải "bó buộc" với chương trình nằm sẵn trong thiết bị từ khi bạn mới mua về. Hãy biết cách có được sự tự do khi thưởng thức các tệp tin âm thanh kỹ thuật số.

12. Lưu trữ các tệp tin âm nhạc

Hãy lưu trữ toàn bộ các tệp tin âm nhạc ở cùng một địa điểm để bạn có thể dễ dàng tìm kiếm một bài hát khi muốn nghe. Phần mềm nghe nhạc (iTunes, WMP, RealPlayer...) có thể giúp bạn điều này. Tuy nhiên danh sách tuyển chọn sẽ chính xác hơn nếu công việc tuyển chọn do đích thân bạn đứng ra đảm nhận. Bên cạnh đó, việc thống nhất một địa điểm lưu trữ cũng đơn giản hoá thủ tục bảo mật, giúp những tệp tin mà bạn không muốn chia sẻ tránh được những "cặp mắt tò mò".

13. Không những "biết nghe" mà còn "thấu hiểu"

Một trong những tính năng cao cấp của trình nghe nhạc là khả năng tải về những thông tin liên quan tới file nhạc đang chơi để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của người sử dụng. Thông tin "phụ gia" này có thể bao gồm tên album chứa bài hát, thông tin về ca sĩ v.v... Để không những chỉ biết “lắng nghe” mà còn “thấu hiểu”, trong Windows Media Player 9, ở hộp thoại Options chọn Privacy; tiếp đến chọn Update My Music Files By Retrieving Missing Media Information From The Internet.

14. Sao lưu “giấy phép” của mình

Khi bạn mua một bài hát từ một website kinh doanh âm thanh trực tuyến, bạn cần một "bản quyền" để có thể chạy bài hát đó ngay trên máy của mình. Hệ thống máy tính lưu trữ những "bản quyền số" ở những vị trí cụ thể, ví dụ My Documents (Windows Media Player). Lời khuyên là bạn nên sao lưu bản quyền và lưu vào một thư mục khác để phòng bất trắc. Trong WMP, bạn có thể thực thi việc này thông qua tính năng License Management trong Tools.

15. Làm chủ thông tin liên quan tới bài hát

RealPlayer có tính năng cho phép người sử dụng thay đổi cách thức các bài hát nằm trong CD xuất hiện trong danh mục thư viện (library folder) của chương trình. Mở hộp thoại Tools, chọn Preferences; chọn My Library và tuỳ chọn Advanced My Library; chọn Change Filenames. Sự dụng hộp thoại tuỳ biến này, bạn có thể thay đổi quy tắc đặt tên, thứ tự xuất hiện cho những thông tin liên quan tới bài hát bao gồm tên album, tên bài hát, tên nghệ sĩ, thể loại, thứ tự track v.v...

Thứ Ba, 10/05/2022 14:10
31 👨 2.079
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ngọc Anh Lê (Rock Lee)
    Ngọc Anh Lê (Rock Lee)

    Bài này nhiều kiến thức mới học được gheeee
    klingeltondownload

    Thích Phản hồi 10:51 29/08
    ❖ Kiến thức cơ bản