Video: Cách người ta phá huỷ một tòa cao ốc trong chớp mắt
Những tòa nhà chọc trời mọc lên ngày càng nhiều ở các thành phố trên toàn thế giới. Chúng được coi là là biểu tượng của sức mạnh và sự giàu có của con người. Nhưng có những tòa nhà chọc trời cũ kỹ hoặc người chủ sở hữu muốn thay đổi. Khi đó, người ta sẽ phải phá bỏ toàn bộ công trình khổng lồ. Vậy, người ta đã làm thế nào để phá hủy các tòa nhà cao tầng.
Để phá hủy những công trình cao tầng khi không còn giá trị sử dụng, người ta đã lên một kế hoạch chi tiết với hàng nghìn tấn thuốc nổ.
Năm 2014, người ta đã sử dụng kỹ thuật phá dỡ bằng thuốc nổ để xóa sổ một tòa nhà là một trường đại học ở Frankfurt Đức có chiều cao trên 116 mét, có tổng trọng lượng ước tính 50.000 tấn chỉ trong vòng 10 giây.
950 kg thuốc nổ đã được nhét vào 1.500 lỗ khoan rút lõi, rải đều trên kết cấu của 32 tầng. Sau một tiếng nổ lớn, khung xương bê tông xung quanh lõi tòa nhà được hạ xuống. Vài giây sau, lõi tòa nhà bị tách ra bởi 2 vụ nổ ở tầng 5 và tầng 17. Chỉ trong chốc lát, tòa tháp được xây dựng vào năm 1972 đã biến mất trong một đám mây khổng lồ bụi màu xám.
Vào năm 2015, người ta đã sử dụng 1,4 tấn thuốc nổ và 12.000 kíp nổ để phá dỡ tòa nhà Golden Flower cao 118m ở Tây An, Trung Quốc. Việc phá dỡ tòa nhà diễn ra nhanh chóng nhưng để dọn dẹp đống đổ nát thì phải mất hơn 70 ngày.
Cấu trúc được kiểm soát cao nhất thế giới từng bị phá bỏ là ống khói của Westerholt cao 337 ở thành phố Gelsenkirchen được xây dựng vào năm 1981.
Bạn nên đọc
-
Quá trình xây dựng đập Hoover, từng là con đập cao nhất Trái đất
-
Bên trong tàu ngầm hạt nhân có gì đặc biệt?
-
Cận cảnh cá sấu khổng lồ săn mồi trông như quái vật trong phim 'Công viên kỷ Jura'
-
Bị nuốt chửng, sóc chuột giãy giụa trong cổ chim diệc khổng lồ
-
Ai mà ngờ quy trình sản xuất ra sợi dây chun quen thuộc lại phức tạp và kỳ công như vậy chứ
-
Video: Cận cảnh sức công phá của máy bắn đá thế kỷ 12
-
Hệ Mặt Trời rộng lớn như thế nào?
-
Vì sao để vận chuyển cánh quạt gió phải cần tới đội xe chuyên dụng?
-
Phòng thí nghiệm dưới lòng đất sâu nhất thế giới, sâu 2.400m bên dưới đỉnh núi