Kênh Corinth: Kênh đào sâu nhất thế giới

Kênh Corinth có tổng chiều dài là 6,4 km, hai bên vách cao tới 79m và khá hẹp, nhiều nơi chỉ rộng 25m. Điều này khiến các tàu lớn phải vất vả lách qua.

Kênh đào sâu nhất thế giới

Kênh đào Corinth kết nối Vịnh Corinth với vịnh Saronic ở biển Aegean. Kênh đào này cắt ngang eo đất hẹp của Corinth, tách bán đảo Peloponnesian ra khỏi phần đất liền của Hy Lạp.

Ý tưởng về kênh đào Corinth xuất hiện từ 2000 năm trước. Periander, bạo chúa của Corinth (602 TCN) là người đầu tiên quyết định đào kênh Corinth. Nhưng do dự án khổng lồ này vượt quá khả năng kỹ thuật thời cổ đại nên không thể thực hiện được.

Dimitrios Poliorkitis, vua của Macedon (khoảng 300 TCN), cũng đã cố gắng thực hiện ý tưởng này, nhưng các kỹ sư của ông thời đó lại khẳng định rằng hai vùng biển, khi được kết nối sẽ khiến cho Aegean bị ngập lụt.

Julius Caesar, hoàng đế Hadrian và Caligula từng theo đuổi ý tưởng này nhưng cũng phải tạm dừng. cũng đã phải tạm dừng theo đuổi các ý tưởng này.

Hoàng đế Nero (67 CE) là người có quyết tâm cao nhất thực hiện ý tưởng này. Ông đã ra lệnh cho 6.000 nô lệ thực hiện nó nhưng ông đã bị giết chết trước khi giấc mơ được hoàn thành.

Vào năm 1869, Quốc hội Hy Lạp cho phép công ty tư nhân của Áo Austrian General Etiene Tyrr đặc quyền xây dựng con kênh đào Corinth nhưng do không đủ kinh phí nên công trình bị dừng lại sau khi được khởi công vào ngày 29/3/1882.

Mãi cho đến năm 1890, dự án mới được khởi động lại bởi công ty Hy Lạp (Andreas Syggros). Dự án hoàn thành từ ngày 28 tháng 10 năm 1893. Nhưng do có bề ngang quá hẹp, nên các kỹ sư thường xuyên phải gia cố vách đá hai bên nên con kênh luôn có thời gian đóng cửa định kỳ.

Con kênh đã giúp hành trình tàu thuyền lưu thông giữa hai vùng biển Aegean và Adriatic không phải chạy vòng quanh Peloponnese, rút ngắn được khoảng 185 hải lý.

Thứ Hai, 10/01/2022 17:17
32 👨 1.786
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Video Khoa học