OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS

OpenDNS là gì?

OpenDNS là dịch vụ phân giải hệ thống tên miền, nhờ vào OpenDNS mà người dùng có thể truy cập internet một cách an toàn hơn. Với những tính năng như chống lừa đảo trực tuyến, lọc nội dung tùy chọn và tra cứu DNS trong những máy chủ DNS của họ.

OpenDNS khác so với những dịch vụ DNS của những nhà cung cấp mạng, dịch vụ mang đến cho người dùng Internet nhiều tùy chọn và tính năng bảo mật dựa theo công nghệ điện toán đám mây. Mỗi ngày, OpenDNS xử lý khoảng 100 tỷ truy vấn DNS hàng ngày từ 85 triệu người dùng thông qua 25 trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới.

opendns la gi

Bạn hoàn toàn có thể không cần phải cài đặt phần mềm và hoàn toàn thiết lập với những tùy chọn bộ lọc tùy chỉnh hoặc không cấu hình để sử dụng OpenDNS. Trong đó Parental Control là tính năng được tích hợp trên OpenDNS, tính năng này giúp người dùng lọc ra toàn bộ những thiết bị mạng được kết nối, từ đó ngăn chặn hành vi đánh cắp thông tin từ hacker.

Do nhờ Cache lớn và được đặt ở rất nhiều nơi trên thế giới, nên OpenDNS có độ phân giải rất nhanh. Độ tin cậy trong mạng tự phục hồi được tích hợp sẵn tính năng dự phòng. OpenDNS có hai dịch vụ đó là dịch vụ miễn phí có quảng cáo và gói cao cấp hơn.

Các doanh nghiệp thường lựa chọn gói dịch vụ cao cấp không chứa quảng cáo, ngoài ra dịch vụ cao cấp của OpenDNS còn cung cấp báo cáo về nguồn tài nguyên Internet đã được sử dụng.

Ưu điểm của OpenDNS

  • Khả năng phát hiện các trang lừa đảo và đánh cắp thông tin nhạy cảm. Tính năng này hoạt động không phụ thuộc vào bất kỳ hệ điều hành hoặc trình duyệt của người dùng.
  • Hệ thống Cache lớn được đặt tại những giao điểm của mạng Internet. Nhờ vậy mà khi duyệt web, tốc độ sẽ được tăng lên đáng kể nếu dùng OpenDNS.
  • Nếu bạn gõ sai tên miền, hệ thống sẽ tự điều chỉnh lại cho đúng, đây là một trong những ưu điểm của OpenDNS. Còn trong trường hợp mà bạn gõ sai tên miền nhưng OpenDNS không tự động sửa lỗi được thì nó sẽ hiển thị những kết quả tìm kiếm có tên miền tương tự để bạn dễ dàng lựa chọn.

opendns la gi

  • Với OpenDNS, bạn chỉ cần thiết lập cấu hình DNS một lần duy nhất, trở về thiết lập ban đầu nếu như bạn không muốn dùng OpenDNS nữa.
  • Sử dụng OpenDNS khi bạn không cần cài đặt thêm bất kỳ phần mềm nào khác.
  • Có khả năng chạy được trên mọi trình duyệt web và mọi hệ điều hành.

Cách cấu hình OpenDNS

dns là gì

Trên Máy Tính chạy Windows:

Windows 10:

  • Mở "Settings" (Cài đặt).
  • Chọn "Network & Internet" (Mạng và Internet).
  • Chọn "Ethernet" hoặc "Wi-Fi," tùy thuộc vào kết nối bạn đang sử dụng.
  • Bấm vào tên kết nối.
  • Cuộn xuống và chọn "Change adapter options" (Thay đổi tùy chọn adapter).
  • Chuột phải vào kết nối mà bạn đang sử dụng và chọn "Properties" (Thuộc tính).
  • Chọn "Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4)" (Phiên bản Giao thức Internet 4).
  • Nhập địa chỉ IP của máy chủ DNS vào các ô "Preferred DNS server" và "Alternate DNS server."

Windows 7:

  • Mở "Control Panel" (Bảng điều khiển).
  • Chọn "Network and Sharing Center" (Trung tâm Mạng và Chia sẻ).
  • Nhấp vào "Change adapter settings" (Thay đổi cài đặt adapter).
  • Chuột phải vào kết nối mà bạn đang sử dụng và chọn "Properties" (Thuộc tính).
  • Chọn "Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4)" (Phiên bản Giao thức Internet 4).
  • Nhập địa chỉ IP của máy chủ DNS vào các ô "Preferred DNS server" và "Alternate DNS server."

Trên macOS

  • Mở "System Preferences" (Tùy chọn Hệ thống).
  • Chọn "Network" (Mạng).
  • Chọn kết nối mà bạn đang sử dụng.
  • Nhấp vào nút "Advanced" (Nâng cao).
  • Chuyển sang tab "DNS."
  • Nhấp vào biểu tượng "+" để thêm địa chỉ IP của máy chủ DNS.
  • Bạn có thể xóa hoặc sắp xếp lại các máy chủ DNS bằng cách sử dụng các nút "-"/"+".

Trên smartphone

  1. iOS (iPhone/iPad):

    • Mở "Settings" (Cài đặt).
    • Chọn "Wi-Fi."
    • Chọn tên mạng Wi-Fi bạn đang kết nối.
    • Chọn "Configure DNS" (Cấu hình DNS) và chọn "Manual" (Thủ công).
    • Thêm các máy chủ DNS mới.
  2. Android:

    • Mở "Settings" (Cài đặt).
    • Chọn "Network & Internet" hoặc "Connections."
    • Chọn "Wi-Fi."
    • Nhấn và giữ tên mạng Wi-Fi bạn đang sử dụng.
    • Chọn "Modify network" (Sửa đổi mạng) hoặc tương tự.
    • Chọn "Advanced options" (Tùy chọn nâng cao) và chọn "Static" (Tĩnh).
    • Nhập địa chỉ IP của máy chủ DNS vào các ô tương ứng.
Thứ Ba, 23/01/2024 17:35
3,113 👨 35.239
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lê Thanh Nhân
    Lê Thanh Nhân

    đang yên đang lành,xem bài này lap hư luôn

    Thích Phản hồi 23/08/22
    ❖ Tổng hợp