Có rất nhiều bài viết giới thiệu tính năng mới của Windows hay lý do vì sao bạn nên chuyển sang dùng Linux. Nhưng thay vì chỉ ra những tính năng hệ điều hành (HĐH) này có còn HĐH kia thì không, hãy cùng xem chúng có những điểm gì chung. Dù là chọn bên nào, dù sớm dù muộn bạn cũng sẽ thấy chúng đều rất nhiều tính năng và hiệu quả. Dưới đây là 10 điểm chung của 2 HĐH này.
Tài khoản người dùng
Cũng như việc chạy nhiều Profile người dùng Chrome khác nhau, 2 HĐH này cũng cho phép truy cập với nhiều tài khoản người dùng. Có thể sẽ hơi bất tiện khi phải đăng nhập nhưng tính năng này vẫn rất hiệu quả khi có nhiều người dùng, hoặc sử dụng trong tổ chức. Ngay cả với người dùng cá nhân, bạn có thể dùng 1 tài khoản cho công việc, 1 tài khoản quản trị và 1 tài khoản cá nhân.
Trên Windows, người dùng có thể dễ dàng quản lý nhiều tài khoản, khóa máy, sử dụng tài khoản quản trị. Dù User Account Control có thể gây bực mình nhưng nó vẫn rất quan trọng cho việc bảo mật. Linux cũng tương tự như vậy, đi cùng 1 số tính năng khác.
Chuyển giữa các cửa sổ bằng Alt + Tab
Người dùng Windows đôi khi vẫn than phiền khi tính năng này hay tính năng khác là đánh cắp từ Linux hoặc Mac. Nhưng đây là tính năng mà Microsoft là người đi tiên phong từ năm 1985 trên Windows 1.0: sử dụng Alt + Tab để đổi giữa các cửa sổ.
Khi đó nó được gọi là CoolSwitch, sau đó đổi tên sang Task Swichter trên Windows 95 và Windows Flip trên Windows Vista. Nhiều môi trường Linux desktop như KDE hay GNOME cũng tích hợp tính năng này bằng phiên bản của riêng minh.
Task View
Windows và Linux vẫn "đánh cắp" tính năng của nhau luôn luôn. Trong khi Alt + Tab là sản phẩm gốc của Microsoft mà Linux bắt chước thì Task View (hay Virtual Desktops dưới đây) lại đến từ Linux.
Phát hành công cụ quản lý cửa sổ tên là Compiz vào năm 2006, Linux mang đến cho người dùng khả năng quản lý cửa sổ rất tiện lợi: hiển thị tất cả cửa sổ trên màn hình và chuyển đổi giữa chúng chỉ bằng một cú click. Tính năng này trên Mac có tên Mission Control (trước đó là Dashboard và Expose). Windows 10 sau cùng cũng tung ra tính năng tương tự. Bằng phím tắt Windows + Tab, bạn có thể xem tất cả cửa sổ dễ dàng.
Màn hình ảo (Virtual Desktops)
Màn hình ảo giữ các cửa sổ đang mở ở những không gian khác nhau để tối ưu hóa không gian. Ví dụ như bạn có thể chia ra 3 màn hình: 1 cho email và nhạc, 1 cho công việc và 1 cho các hoạt động giải trí. Hay nói cách khác thì mỗi một màn hình ảo hóa là một không gian làm việc. Linux lần đầu mang đến màn hình ảo hóa vào năm 1990 trong khi Microsoft bỏ qua nó trong nhiều năm và chỉ đưa vào từ Windows 10 năm 2015.
Bash và PowerShell
Có lẽ chúng ta đang tiến tới kỉ nguyên mà mọi người sẽ hỏi nhau "nên dùng Windows hay Linux". Không chỉ các phần mềm đa nền tảng xuất hiện nhiều hơn mà ngay cả các nhà phát triển sau mỗi HĐH dường như cũng sẵn sàng hợp tác hơn. Minh chứng là cách PowerShell có thể dùng trên Linux và Bash có thể dùng trên Windows 10. Cả hai đều có những lợi thế và khó khăn riêng nhưng bạn cũng không cần chọn lựa khó khăn, vì dùng cái nào cũng được. Một ví dụ là Microsoft đã cung cấp .NET Framework mã nguồn mở vào năm 2014, giúp dễ dàng tạo ứng dụng đa nền tảng.
Phần mềm đa nền tảng
Một trong những khác biệt lớn nhất giữa Windows và Linux là các phần mềm. Nhiều phần mềm, ứng dụng, game chỉ có trên Windows. Trong khi đó, Linux lại có nhiều ứng dụng độc quyền. Tuy vậy điều này cũng không quá quan trọng.
Hầu hết các phần mềm phổ biến đều có trên 3 nền tảng chính là Windows, Mac và Linux như VLC, LibreOffice, Spotify, Visual Studio Code, các trình duyệt phổ biến... Rất nhiều trong số đó cũng có bản web có thể làm việc đa nền tảng.
Tự động hoàn thành nhiệm vụ
Đây là tính năng quan trọng với mọi bộ kit. Không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức mà còn mang lại sự tiện lợi. Trên Linux, Cron là ứng dụng nền thường xuyên kiểm tra lịch trình công việc (gọi là Cron jobs) và chạy mọi lúc. Trên Windows, bạn sẽ dùng Task Scheduler, nơi quá trình thiết lập nhiệm vụ chạy bằng wizard rất dễ dùng.
Server và Desktop
Với hầu hết mọi người, Linux giống một HĐH máy chủ (server) hơn trong khi Windows lại giống một HĐH Desktop hơn. Sự thật là bạn có thể dùng cả hai. Có những người chỉ dùng email và soạn thảo văn bản trên Ubuntu và Windows từ lâu đã có phiên bản server rồi.
Windows Server ra đời từ năm 2003 và vẫn được cập nhật 4 năm 1 lần. Bản mới nhất là Windows Server 2016. Dù Windows bị cho là không ổn định nhưng Windows Server lại nổi tiếng rất ổn định.
Các lỗ hổng bảo mật
Một suy nghĩ rất phổ biến nhưng hoàn toàn sai lệch đó là: Windows thì an toàn còn Linux thì ít an toàn hơn. Linux an toàn hơn Windows nhưng nó cũng không hoàn hảo. Cần nhớ rằng Windows chiếm 90% thị trường nên nó cũng là đối tượng tấn công chính của malware. Đương nhiên, cả hai đều cần có các phần mềm diệt virus để bảo đảm an toàn.
Phiên bản 32-bit và 64-bit
Cả hai HĐH đều có lựa chọn phiên bản 32-bit và 64-bit. Máy cũ có thể chạy bản 32-bit nhưng bất kì máy nào có RAM 4GB nên chạy bản 64-bit để tận dụng bộ nhớ. Bản 64-bit thường có tốc độ xử lý nhanh hơn, phân đoạn bộ nhớ nhanh hơn nhưng nó cũng có bất lợi là tốn CPU hơn, có thể không tương thích với driver và phần mềm 32-bit.
Bài viết liên quan:
7 sự khác biệt chính giữa Windows và Linux
Hướng dẫn cách chia sẻ dữ liệu giữa Windows và Linux