Bất chấp hàng loạt cải tiến từ Microsoft, Windows 11 vẫn chưa thực sự nhanh hơn Windows 10

Trên các phiên bản Windows mới, bên cạnh những cải tiến về giao diện và tính năng, một yếu tố quan trọng các mà người dùng đặc biệt qua tâm là mức độ tương thích, tối ưu đối với phần cứng. Điều này quyết định việc hệ điều hành có mượt mà, ổn định không, hay nói rộng hơn là trải nghiệm người dùng có tốt không. Sự kỳ vọng tương tự cũng xuất hiện khi Windows 11 ra mắt chính thức cuối năm 2021, nhưng kết quả thực tế ra sao?

Quay trở lại sự kiện Architecture Day 2021, khi Intel chia sẻ chi tiết thiết kế cốt lõi của kiến trúc CPU Alder Lake, hãng tuyên bố rằng Windows 11 đã được tối ưu hóa theo cách tận dụng tốt nhất kiến trúc Performance Hybrid của Alder Lake và công nghệ Thread Director mới. Điều này về cơ bản sẽ giúp khả năng lập lịch tác vụ Windows 11 trở nên hiệu quả hơn đáng kể.

Bên cạnh đó, bản thân Microsoft cũng đã tuyên bố trong một sự kiện rằng Windows 11 được thiết kế để tận dụng tối đa phần cứng có sẵn. Điều này đã bắt đầu được chứng minh là đúng khi Windows 11 dường như đã bắt kịp Windows 10 về tốc độ cũng như tính ổn định, ít nhất là trong trường hợp khối lượng công việc cụ thể.

Quay trở lại câu chuyện về kiến trúc CPU “lai” Performance Hybrid của Intel, đội ngũ PCWorld mới đây đã thử nghiệm chạy con chip Raptor Lake-S Core i9-13900K trên Windows 11 phiên bản 22H2, và so sánh kết quả thu được với Windows 10 22H2. Nếu bạn chưa biết thì Raptor Lake là dòng sản phẩm kế nhiệm Alder Lake, và được xây dựng trên cùng một kiến trúc Performance Hybrid.

Xét về tổng thể, thử nghiệm của PCWorld cho thấy mặc dù chắc chắn có những trường hợp Windows 11 tỏ ra vượt trội hơn, nhưng xét về tổng thể thì Windows 10 mới là nền tảng có thể cho trải nghiệm tốt hơn. Dưới đây là các số liệu benchmark liên quan đến các tác vụ chỉnh sửa ảnh, video trong PugetBench và UL's Procyon:

windows 11 van chua thuc su nhanh hon windows 101*258631
windows 11 van chua thuc su nhanh hon windows 102*258627
windows 11 van chua thuc su nhanh hon windows 103*258625
windows 11 van chua thuc su nhanh hon windows 104*258623

Tiếp theo, chúng ta có điểm benchmark trong Cinebench (kết xuất), Nero Score (kiểm tra CPU, gắn thẻ ảnh AI và hiệu suất codec AVC (H.264)). Ngoài ra còn có thang đo Handbrake kiểm tra khả năng chuyển đổi hoặc dịch mã codec video:

windows 11 van chua thuc su nhanh hon windows 105*258622
windows 11 van chua thuc su nhanh hon windows 106*258628
windows 11 van chua thuc su nhanh hon windows 107*258619

Sau đó là các bài kiểm tra Chrome 107, kết quả benchmark Office của Procyon và bài kiểm tra Crossmark Enterprise của Bapco.

windows 11 van chua thuc su nhanh hon windows 108*258624
windows 11 van chua thuc su nhanh hon windows 109*258620
windows 11 van chua thuc su nhanh hon windows 1010*258630

Cuối cùng, chúng ta có kết quả benchmark xử lý game, cho thấy hiệu suất gần như giống hệt nhau trên cả hai nền tảng hệ điều hành, ngoại trừ trường hợp của Counter-Strike: Global Offensive, được biết đến là một tựa game đơn luồng:

Nhìn chung, có vẻ như các phiên bản mới nhất của Windows 11 và Windows 10 vẫn đang không có quá nhiều sự chênh lệch trong trải nghiệm tổng thể. Nếu cân đo đong đếm kỹ, Windows 10 vẫn có phần nhỉnh hơn, nhưng không quá đáng kể. Còn nếu xét trên phương diện của Windows 11 - một nền tảng mới đáng ra phải cho trải nghiệm vượt trội hơn - thì sẽ còn rất nhiều điều Microsoft phải làm trong thời gian tới.

Thứ Ba, 10/01/2023 11:00
51 👨 504
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ