Các nhà nghiên cứu hi vọng công nghệ này có thể giúp đỡ những người bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực và hay tức giận. Ngoài ra, nó cũng cảnh báo người sử dụng, các thành viên gia đình, thậm chí cả nhân viên y tế nếu phát hiện thấy những thay đổi lớn trong giọng nói.
Các nhà nghiên cứu Đại học Michigan đã công bố ứng dụng Priori có khả năng phân tích tâm trạng liên tục, theo dõi lời nói của người dùng điện thoại. Từ đó tìm ra các dấu hiệu của sự tức giận hoặc căng thẳng. Ứng dụng có thể cảnh báo người dùng nếu họ đang giận dữ bất thường bằng cách liên tục theo dõi giọng nói nhằm tìm ra những thay đổi tinh tế.
Các ứng dụng chạy trên nền tảng một điện thoại thông minh thông thường và tự động theo dõi giọng nói của bệnh nhân trong bất kì cuộc gọi nào, cũng như trong các cuộc trò chuyện hàng tuần với một thành viên của nhóm chăm sóc bệnh nhân.
Các chương trình máy tính sẽ phân tích các đặc tính âm thanh - im lặng của mỗi cuộc hội thoại. Giọng nói được ghi lại và phân tích tính năng mở rộng và tính chất của lời nói một cách an toàn. Sau đó, những thay đổi trong tâm trạng có thể được phát hiện. Ứng dụng này hữu ích trong việc theo dõi tâm trạng người bệnh nhưng vẫn bảo vệ sự riêng tư cá nhân.
Theo chuyên gia lưỡng cực Melcvin McInnis thì Priori không chỉ là thành tựu kĩ thuật thú vị, mà còn là minh chứng cho sự kết hợp giữa nghiên cứu sức khỏe tâm thần với công nghệ. Nếu dự đoán được những thay đổi tâm trạng trong thời gian ngắn thì ứng dụng này sẽ rất giá trị với những người bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
Công nghệ được phát triển thông qua nghiên cứu 60 bệnh nhân người Mỹ được điều trị trong các nhóm U - M tại trung tâm quốc gia đầu tiên dành cho trầm cảm và các chứng rối loạn. Chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực ảnh hưởng đến hàng chục triệu người trên toàn thế giới. Nó có tác động cực nguy hiểm trong đó bao gồm cả việc tự tử. Các nhà nghiên cứu hi vọng ứng dụng này sẽ có tác dụng tích cực và lan tỏa đối với những người mắc chứng này và các rối loạn liên quan.