Tìm hiểu về Trí tuệ cảm xúc của các nhà lãnh đạo để “nâng cấp” bản thân

Trí tuệ cảm xúc (EI) không chỉ giải quyết những xung đột trong đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn cả trong công việc. Chính vì vậy, những nhà lãnh đạo giỏi thường có EI rất cao.

Trong bài viết này, Quantrimang sẽ giải mã tại sao cảm xúc lại quan trọng đối với các nhà lãnh đạo, từ đó, bạn có thể học hỏi và nâng cấp bản thân.

Trí tuệ cảm xúc là gì?

Trí tuệ cảm xúc hay còn gọi là EI (Emotional Intelligences) là khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của chính bản thân và những người xung quanh. Những người có EI cao luôn biết họ đang cảm thấy như thế nào, những cảm xúc đó ám chỉ điều gì và ảnh hưởng đến người khác như thế nào.

5 yếu tố của Trí tuệ nhân tạo (EI)

Trí tuệ cảm xúc là điều cần thiết đối với mỗi nhà lãnh đạo để dẫn đến thành công. Theo nhà tâm lý học người Mỹ Daniel Goleman, trí tuệ nhân tạo bao gồm 5 yếu tố quan trọng:

  • Nhận thức về bản thân
  • Tự điều chỉnh
  • Động lực
  • Đồng cảm
  • Kỹ năng xã hội

1. Tự nhân thức về bản thân

Nếu bạn tự nhận thức được bản thân, bạn sẽ luôn biết bạn cảm thấy như thế nào và ý thức được cảm xúc và hành động sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh ra sao.

Khi bạn ở vị trí lãnh đạo, nếu biết tự nhận thức về bản thân, bạn sẽ hiểu rõ về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó, bạn sẽ cư xử khiêm tốn hơn.

Bạn có thể nâng cao nhận thức về bản thân bằng cách:

  • Viết nhật ký: Mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra vài phút để trải lòng về những chuyện diễn ra trong ngày và việc bạn cảm thấy như thế nào với những câu chuyện đó cũng sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tự nhận thức về bản thân.
  • Nghĩ kỹ trước khi hành động: Khi bạn cảm thấy tức giận hoặc có những cảm xúc mãnh liệt, hãy chậm lại một nhịp để tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề. Hãy nhớ rằng, dù trong bất cứ tình huống nào, bạn luôn có quyền lựa chọn cách phản ứng lại với vấn đề đó. Nếu thế thì tại sao bạn không chọn giải quyết theo cách tích cực hơn?

2. Tự điều chỉnh

Những nhà lãnh đạo có khả năng tự điều chỉnh bản thân tốt hiếm khi nào đáp trả người khác bằng lời nói, quyết định vội vàng và cảm tính, áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác và càng không thỏa hiệp giá trị của bản thân. Tức là, tự điều chỉnh chính là duy trì việc kiểm soát cảm xúc.

Theo Goleman, những yếu tố của trí tuệ cảm xúc cũng bao hàm sự linh hoạt và sự cam kết giải trình trách nhiệm của các nhà lãnh đạo.

Bạn có thể nâng cao khả năng tự điều chỉnh bằng cách:

  • Hiểu giá trị bản thân: Hãy dành chút thời gian để ngẫm và hiểu điều gì là quan trọng nhất với mình, từ đó, bạn sẽ đưa ra lựa chọn đúng đắn.
  • Tự chịu trách nhiệm: Nếu bạn là kiểu người hay đổ lỗi cho người khác khi xảy ra bất cứ chuyện gì, thì đây có lẽ là lúc bạn nên dừng lại. Hãy thừa nhận sai lầm và đối mặt với hậu quả, dù cho đó là chuyện gì. Lúc đó, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng của những người xung quanh.
  • Bình tĩnh: Khi ở trong một tình huống khó khăn, việc đầu tiên cần làm là giữ bình tĩnh. Bạn có thể lấy lại bình tĩnh bằng cách hít thở sâu hoặc viết ra mọi thứ tiêu cực mà bạn nghĩ, xé và vứt đi hoặc có thể tâm sự với hội bạn thân. Thực tế chỉ ra rằng, ngoài việc tránh xung đột, bạn còn có thể tìm được cách giải quyết sáng suốt hơn.

3. Động lực

Các nhà lãnh đạo đặt mục tiêu và có những tiêu chuẩn chất lượng công việc rất cao trong suốt quá trình đạt được mục tiêu.

Bạn có thể cả thiện động lực của mình bằng cách:

  • Nghĩ về lý do bắt đầu: Bạn rất dễ quên điều bạn thực sự yêu thích ở trong công việc mà bạn đang làm. Vì vậy, hãy dành chút thời gian để nhớ lại lý do khiến bạn muốn làm công việc này. Khi nghĩ về lý do bắt đầu thường giúp bạn nhìn nhận tình hình theo một cách mới, tích cực hơn.
  • Biết vị trí của bạn: Khi xác định được vai trò lãnh đạo của mình sẽ giúp bạn có nhiều động lực hơn để phấn đấu và dẫn đầu.
  • Lạc quan: Những nhà lãnh đạo thường lạc quan, không vấn đề gì mà họ không thể giải quyết. Hãy áp dụng điều này vào thực tế. Mỗi khi bạn đối mặt với thử thách hoặc thất bại, hãy cố gắng tìm ra ít nhất một điểm sáng hoặc nên nghĩ rằng đó là bài học tốt dành cho bản thân bạn. Hãy luôn lạc quan trong mọi tình huống.

4. Đồng cảm

Đồng cảm là yếu tố quan trọng mà các nhà lãnh đạo cần có để quản lý thành công nhóm của mình. Các nhà lãnh đạo có sự đồng cảm sẽ biết đặt mình vào vị trí của người khác. Họ biết cách khơi các thế mạnh tiềm ẩn của đồng nghiệp, lắng nghe và góp ý xây dựng cho những ai cần điều đó và sẵn sàng thách thức những ai đang hành động không công bằng.

Khi các nhà lãnh đạo biết thấu cảm, họ sẽ nhận lại sự tôn trọng và lòng trung thành của các thành viên còn lại trong nhóm.

Bạn có thể cải thiện sự đồng cảm của mình bằng cách:

  • Đặt mình vào vị trí của người khác: Hãy dành thời gian để xem xét các tình huống từ quan điểm của người khác, từ đó, bạn sẽ có góc nhìn đa chiều và giải quyết tình huống thấu tình đạt lý hơn.
  • Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể: Ngôn ngữ cơ thể tiết lộ bạn thực sự cảm thấy thế nào và thông điệp bạn muốn nói là gì qua câu chuyện mà đối phương kể. Học cách đọc ngôn ngữ cơ thể là "chìa khóa vàng" để các nhà lãnh đạo có khả năng thấu hiểu cảm giác của người khác, từ đó, có thể đưa ra quyết định phù hợp.
  • Cách đáp lại: Bạn thấy trợ lý lại đi làm muộn một lần nữa và nhận thấy sự thất vọng trong giọng nói của anh/cô ấy. Hãy đáp lại một cách tích cực để giải quyết cảm xúc buồn chán bằng cách nói với anh/cô ấy rằng, bạn đánh giá cao việc anh/cô ấy sẵn sàng làm thêm giờ, đồng thời, cũng nói lên suy nghĩ thật của bạn khi tình huống ấy xảy ra.

5. Kỹ năng xã hội

Những nhà lãnh đạo có trí tuệ cảm xúc đều là những người có khả năng giao tiếp xuất sắc. Họ cũng giỏi đối mặt với sự thay đổi và giải quyết xung đột bằng ngoại giao. Họ hiếm khi hài lòng với hiện tại và luôn là tấm gương phản chiếu chính mình, không áp đặt mọi người phải tuân theo cá nhân họ để trở nên tuyệt vời.

Bạn có thể xây dựng kỹ năng xã hội bằng cách:

  • Tìm cách giải quyết xung đột: Các nhà lãnh đạo phải biết cách giải quyết xung đột giữa các thành viên trong nhóm, khách hàng hoặc đối tác. Học cách giải quyết xung đột là kỹ năng quan trọng nếu bạn muốn thành công.
  • Cải thiện kỹ năng giao tiếp: Lời nói là thứ không mất tiền mua, do đó, bạn nên học cách nói chuyện thông minh để tránh gây tổn thương cho người khác mà vẫn truyền tải được quan điểm của bản thân.
  • Học cách khen ngợi người khác: Là một nhà lãnh đạo, bạn có thể truyền cảm hứng cho cấp dưới qua lời khen. Học cách khen người khác là một nghệ thuật khó, nhưng đáng để bạn học hỏi.
Thứ Ba, 30/03/2021 16:06
51 👨 633
0 Bình luận
Sắp xếp theo