Thực hiện các tìm kiếm Google mã hóa từ Firefox và Chrome

Quản trị mạngGần đây Google mới giới thiệu tính năng tìm kiếm mã hóa. Khái niệm mã hóa này xuất hiện khi các dịch vụ Internet sử dụng các kết nối secure socket layer (viết tắt là SSL) để mã hóa thông tin truyền tải giữa máy tính của bạn và dịch vụ của họ.

Người dùng có thể nhận ra dịch vụ mã hóa bởi một địa chỉ web bắt đầu bằng “https” và đây là địa chỉ mặc định cho các site ngân hàng và thương mại điện tử, nơi có liên quan đến việc giao dịch tiền nong. Nếu bạn truy cập Paypal bằng cách đánh http://www.paypal.com, địa chỉ sẽ được chuyển đến https://www.paypal.com.

Google SSL Search là gì và tại sao sử dụng nó?

SSL (Secure Sockets Layer) cung cấp các kết nối an toàn cho việc duyệt web, email, IM, và các hình thức truyền tải dữ liệu khác. Khi thực hiện một hành động tìm kiếm dựa trên kết nối SSL, truy vấn và lưu lượng tìm kiếm sẽ được mã hóa để chúng không thể bị đọc trộm bởi một đối tượng trung gian nào đó. Gồm có các nhà cung cấp dịch vụ, quản trị viên mạng hoặc có thể là nhân viên trong văn phòng của bạn.

Tìm kiếm SSL khác với tìm kiếm trên Google thông thường trong một số hình thức dưới đây:

  • SSL Search chậm hơn tìm kiếm Google thông thường vì nó cần đến một kết nối an toàn.
  • SSL search chỉ được hỗ trợ trong tìm kiếm web của Google, không cho tìm kiếm hình ảnh hoặc các sản phẩm Google khác.
  • SSL search có thể tắt các bộ tham chiếu của trình duyệt.

Để có thêm thông tin về những gì Google SSL Search bạn có thể tham khảo tại đây.

Sử dụng Google Search được mã hóa từ thanh bar tìm kiếm của Firefox

Nếu bạn muốn thay đổi cỗ máy tìm kiếm mặc định của mình trong thanh bar tìm kiếm của trình duyệt Firefox thành phiên bản Secure của Google, hãy thực hiện theo các bước dưới đây:

1. Cài đặt add-on Add to search bar Firefox. Extension này sẽ làm cho chức năng tìm kiếm của các trang web có sẵn trong thanh bar tìm kiếm Firefox. Bạn sẽ phải khởi động lại Firefox để những thay đổi của mình có hiệu lực.

2. Mở https://www.google.com trong một tab duyệt mới. Đây là phiên bản an toàn hơn của Google, được biết đến với tên Google SSL search và hiện đang trong bản Beta.

google-ssl-search

3. Kích phải vào hộp tìm kiếm và chọn “Add to Search bar”, xem thể hiện bên dưới.

google-ssl-search-firefox

4. Bạn sẽ thấy xuất hiện một cửa sổ, cửa sổ này yêu cầu bạn nhập vào tên cho cỗ máy tìm kiếm. Hãy nhập vào một tên nào đó, chẳng hạn như “Secure Google” hoặc “Google SSL” hay tên nào đó mà bạn muốn đặt. Bạn cũng có thể thêm từ khóa trong hộp văn bản từ khóa, tuy nhiên điều này không mang tính bắt buộc.

google-add-search-engine-name

5. Lúc này bạn sẽ thấy Google SSL search đã được add vào thanh bar tìm kiếm của Firefox. Có thể thay đổi thứ tự cỗ máy tìm kiếm ưa thích của mình bằng cách kích vào mũi tên nằm phía trái của thanh bar tìm kiếm Firefox.

google-firefox-search-bar

Đó là tất cả những gì bạn cần làm, thanh bar tìm kiếm Google SSL lúc này đã sẵn sàng cho hoạt động tìm kiếm an toàn của bạn. Bất cứ khi nào bạn muốn sử dụng phiên bản an toàn của Google.com, hãy sử dụng cỗ máy tìm kiếm này. Một cách khác, bạn có thể đánh vào thanh bar địa chỉ của trình duyệt https://www.google.com hoặc bookmark nó với tư cách là trang chủ của trình duyệt.

Sử dụng Google SSL Search từ Chrome

Google Chrome không có thanh bar tìm kiếm giống như Firefox nhưng bạn có thể sử dụng KB SSL Enforce extension để sử dụng phiên bản tìm kiếm an toàn của Google. Extension này sẽ tự động phát hiện xem một website nào đó có hỗ trợ giao thức SSL hay không, nếu site hỗ trợ giao thức an toàn này, extension sẽ hướng bạn đến phiên bản SSL của nó.

Khi extension được cài đặt, bạn chỉ cần đánh Google.com vào thanh bar địa chỉ của trình duyệt Chrome, khi đó bạn sẽ được chuyển hướng đến phiên bản SSL của Google tại https://www.google.com.

google-ssl-enforcer-extension

Bạn có thể sử dụng các tùy chọn extension để lập danh sách đen blacklist và danh sách trắng một số site đã chọn. Cho ví dụ: bạn có thể lập danh sách đen Facebook.com vì phiên bản SSL của Facebook hiện được cho là có một số vấn đề với chat Facebook. Extension này không thực hiện bất cứ sự chuyển hướng nào khi một site bị đặt vào danh sách đen, hoặc khi Google Chrome đang chạy trong chế độ “Incognito”.

Bạn đã sử dụng phiên bản mã hóa của Google chưa? Bạn có nghĩ rằng nó là cần thiết hoặc có nghĩ rằng nó chỉ là một cách thực hiện tìm kiếm khác, không có sự khác biệt gì về trải nghiệm tìm kiếm? Hãy chia sẻ các ý tưởng và quan điểm của bạn trong phần phản hồi của chúng tôi.

Thứ Ba, 22/06/2010 11:41
31 👨 2.145
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp