Nhiều chuyên gia và doanh nhân cho rằng tính an toàn của mỗi domain phụ thuộc vào sự cẩn trọng của chủ sở hữu cũng như chất lượng nhà cung cấp dịch vụ.
Và những yếu tố tác động lớn nhất đối với mỗi người, mỗi doanh nghiệp khi quyết định lựa chọn domain name chính là cơ chế cấp phát, giá cả và khả năng phổ dụng, quảng bá của tên miền đó.
Theo Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (Bộ Công thương) Trần Hữu Linh, việc mất domain có hai nguyên nhân: hoặc là công ty cung cấp dịch vụ bị tấn công, hoặc là chủ sở hữu tên miền sơ hở, bị lấy cắp tài khoản quản lý. "Nếu là tên miền quốc tế đăng ký qua nhà cung cấp nước ngoài thì nguyên nhân thứ nhất không thể xảy ra vì các công ty này được ICANN thẩm định rất kỹ và hệ thống của họ cực tốt. Ở Việt Nam chưa có đơn vị nào được ICANN cho phép làm đăng ký tên miền quốc tế. Mất tên miền chỉ xảy ra ở nguyên nhân thứ hai, do chủ sở hữu tên miền sơ hở. Domain quốc tế hay Việt Nam an toàn như nhau nếu nhà cung cấp dịch vụ có chất lượng", ông Linh lập luận.
Thực tế là phương thức cấp phát, mua bán tên miền nước ngoài và trong nước đều có những ưu và nhược điểm riêng, thậm chí yếu tố là ưu điểm có khi cũng chính là nhược điểm của mỗi loại hình dịch vụ. Nếu việc đăng ký domain .vn phải thực hiện bằng văn bản đem lại sự an toàn bảo mật cao lại lấy đi nhiều thời gian của khách hàng thì việc mua tên miền quốc tế được thực hiện chủ yếu qua e-mail rất đơn giản, thuận tiện lại dễ bị hacker nhòm ngó....
Domain ngoại là sản phẩm có thể cấp phát tự do và được coi như một loại hàng hóa trên mạng. Còn tên miền nội .vn là tài nguyên thông tin quốc gia, được nhà nước quản lý.
Nói một cách nôm na, sự khác biệt lớn nhất trong giao dịch cấp phát tên miền quốc tế và tên miền quốc gia .vn là cơ chế điện tử và giấy tờ. Muốn có domain đuôi .vn, người đăng ký buộc phải đến trực tiếp Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) hoặc các đại lý được đơn vị này ủy quyền để làm thủ tục. Còn việc mua các tên .com, .net, .info... có thể thực hiện đơn giản thông qua giao dịch bằng e-mail trên mạng với chi phí phụ thuộc vào các dịch vụ bảo đảm trên tên miền và trách nhiệm của đại lý cung cấp trong quá trình quản lý, duy trì. Giá càng cao, trách nhiệm nhà cung cấp càng cao và ngược lại, giá rẻ thì những hỗ trợ dịch vụ sẽ ít đi.
Những ưu điểm của cơ chế mua bán tên miền quốc tế cũng chính là nhược điểm của loại hình cấp phát này. Khả năng bị lộ mật khẩu quản lý tên miền hoàn toàn có thể xảy khi mà việc giao dịch chủ yếu dựa vào e-mail. Hơn nữa, một tên miền đăng ký ở các đại lý cấp phát tên miền quốc tế, người quản trị có thể thay đổi mọi thông tin liên quan khi có trong tay mật khẩu quản trị và thật khó có thể lường hết hậu quả nếu mật khẩu lọt vào tay kẻ xấu hoặc đối thủ cạnh tranh.
Trong khi đó ở VN, một yêu cầu bắt buộc đối với nhà đăng ký tên miền .vn được VNNIC ủy quyền phải thực hiện khai báo chuyển giao Zone Tranfer các dữ liệu về tên miền .vn trên máy chủ DNS của họ về VNNIC. Trong trường hợp xảy ra sự cố bất khả kháng, VNNIC có thể nhanh chóng khôi phục lại tên miền .vn từ data base. Hơn nữa, hồ sơ, cơ sở dữ liệu tên miền được lưu giữ và quản lý tại VNNIC. Mọi thay đổi liên quan đến tên miền đều phải được xuất phát từ chính chủ thể đăng ký. Vì vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, khi có đầy đủ bằng chứng, đại lý và VNNIC đều có trách nhiệm và toàn quyền lấy lại tên miền cho chủ thể sử dụng.
Khi công ty chuyên dịch vụ tên miền là P.A Việt Nam đột ngột bị cướp mất các domain quốc tế dùng chủ yếu trong giao dịch gồm pavietnam.com và pavietnam.net đã kéo theo vô số địa chỉ online của khách hàng đăng ký tại đơn vị này cũng rơi vào tay hacker và bị trỏ đi lung tung. Những câu chuyện tương tự từng xảy ra với chodientu.com hay tintucvietnam.com, nhatcuong.net... đã khiến không ít người kết luận dùng tên miền quốc tế rất dễ rơi vào sự nhòm ngó của hacker và khả năng bị cướp mất cao hơn gấp nhiều lần "hàng nội" .vn. Nhiều người nhăm nhe tìm kiếm "đồ nhà" thích hợp. Điển hình là đơn vị sở hữu website 5giay.com, một khách hàng - nạn nhân trong vụ P.A Việt Nam, đã thông báo chuyển sang sử dụng tên miền mới 5giay.vn trong thời gian sớm nhất.
Tuy nhiên,trong số 25 website của các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam có tới 9 site vẫn sử dụng tên miền quốc tế. Trong danh sách 176 trang web thương mại điện tử được hiển thị tại trustvn.gov.vn cũng có tới gần 100 trang chạy trên địa chỉ nước ngoài. Còn có nhiều doanh nghiệp, có lẽ cũng đã cân nhắc thiệt hơn giữa sự lợi - hại trong sử dụng tên miền, nên cùng lúc sở hữu nhiều domain bao gồm cả hàng nội và ngoại.
Tên miền quốc tế hay quốc gia an toàn như nhau
309
Bạn nên đọc
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Cách tạo và sử dụng các template trong Microsoft Word
Hôm qua -
Cách xem video YouTube giới hạn độ tuổi mà không cần đăng nhập
Hôm qua -
Sửa nhanh lỗi "Location is not available" trên Windows 10/8/7
Hôm qua -
Cách tạo shortcut trang web trên màn hình Windows
Hôm qua -
43 câu đố vui về các bộ phận cơ thể con người
Hôm qua -
Lời chúc Giáng sinh bằng tiếng Anh hay và ngắn gọn
Hôm qua -
Kiểm tra tốc độ Internet, mạng Wifi FPT, VNPT, Viettel không cần phần mềm
Hôm qua -
Cách kiểm tra ổ cứng máy tính chuẩn GPT hay MBR
Hôm qua -
Cách đổi âm thanh thông báo trên Zalo
Hôm qua -
Những câu nói hay về sự ghen ăn tức ở, đố kỵ của con người
Hôm qua