Nguồn mở đang ngày càng phát triển nhưng chưa tạo được điểm nhấn.
Rất nhiều công ty làm việc trong lĩnh vực công nghệ đang mất phương hướng trong giai đoạn suy thoái này. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều công ty sản xuất phần mềm mã nguồn mở bùng phát về mặt số lượng. Doanh số bán ra của Red Had - hãng sản xuất mã nguồn mở độc lập lớn nhất thế giới với doanh thu hàng năm khoảng 653 triệu USD - trong quý I năm nay đã tăng thêm 18% so với cùng kì năm ngoái. Ngày càng nhiều công ty gia nhập vào thì trường nguồn mở, đặc biệt là ở Châu Âu. Jim Whitehurst, giám đốc Red Hat đã phát biểu: “Ngân sách đang ngày một hạn hẹp và chúng tôi cho rằng sử dụng nguồn mở lúc này là hợp lý”.
Quả thật, nguồn mở đang ngày càng trở nên phổ biến, các hãng phần mềm truyền thống cũng chú ý tới nguồn mở nhiều hơn. Trong khi đó một số hãng nguồn mở lại bắt đầu bán ứng dụng cho các chương trình nguồn mở thay vì cung cấp phần mềm bổ trợ cho các hãng máy tính sử dụng phần mềm mã nguồn mở. Matt Asay, một người ủng hộ mã nguồn mở đang làm việc tại Alfresco – một công ty sản xuất phần mềm mã nguồn mở dành cho quản lý doanh nghiệp nhận xét, chủ nghĩa thực dụng ngày càng gia tăng.
Phần mềm mã nguồn mở và miễn phí đã bước được một chặng đường khá dài kể từ thuở khó khăn ban đầu. Những người tiên phong như Richard Stallman không muốn người sử dụng bị mắc kẹt trong những sản phẩm gò bó mà có thể thay đổi chúng theo cách riêng của mình cũng như chia sẻ với mọi người những khám phá mới.
Nhiều năm qua, phần mềm nguồn mở vẫn phải bước đi trong bóng tối. Nhưng rồi Internet đã trở thành cầu nối giúp các lập trình viên tình nguyện đến được với nhau. IBM và Oracle – hai gã khổng lồ trong ngành công nghiệp phần mềm – đã đặt niềm tin của họ vào hệ điều hành Linux với ý định làm suy yếu Microsoft – đối thủ của họ. Năm 2001, sau khi xu hướng bán hàng trực tuyến bùng nổ, nhiều công ty đã tìm đến Linux và các phần mềm nguồn mở khác như một cách để tiết kiệm tiền bạc.
Tài chính một lần nữa trở thành nguyên nhân chủ yếu khiến các công ty chuyển sang sử dụng nguồn mở. Thành công của nó không còn bị giới hạn bởi những phần mềm cơ bản nữa, Linux hay Apache – chương trình điều hành máy chủ là một ví dụ. Còn nhiều ví dụ khác như công ty Ingres sử dụng mã nguồn mở cho việc quản lý cơ sở dữ liệu, Jaspersoft sử dụng mã nguồn mở trong kinh doanh hay SugarCRM, Alfresco dùng mã nguồn mở để quản lý quan hệ khách hàng và các ứng dụng thương mại khác. Thêm vào đó, các công ty nguồn mở đã bước vào những thị trường mới chưa có đối thủ cạnh tranh. Tiêu biểu như công ty Cloudera vừa cho ra mắt phiên bản Hadoop, một chương trình giúp phân tích và xử lý dữ liệu cho các trang web lớn, chương trình này chưa xuất hiện trước đó.
Tuy nhiên, chi phí không phải là lý do duy nhất cho sự phát triển của nguồn mở. Mathew Aslett thuộc nhóm 451, một công ty nghiên cứu thị trường giải thích, hiện nay nhiều công ty nhận thấy nguồn mở đem lại sự linh hoạt hơn nhiều so với các chương trình bản quyền, những chương trình đòi đăng kí và thường giới hạn sử dụng. Các công ty không còn xem phần mềm nguồn mở như một phần mềm có nhiều rủi ro như trước nữa bởi người sử dụng thường có tâm lý lo sợ nếu chạy phải chương trình thuộc quyền sở hữu của người khác.Vì vậy, hầu hết các công ty nguồn mở đều bảo đảm cho khách hàng của họ về mặt luật pháp.
Những lý do trên khiến nhiều công ty bắt đầu lựa chọn nguồn mở. Cuối những năm 90, việc cài đặt Linux được xem là một hành động thách thức với kẻ thống trị công nghiệp phần mềm Microsoft. Ngày nay, các quyết định đã đúng đắn hơn trước. Người ta chỉ đặt ra một câu hỏi, xin bản quyền cho sản phẩm hay đào tạo nhân lực cho nguồn mở, cái nào lợi hơn.
Chính các công ty nguồn mở cũng trở nên thực dụng hơn rất nhiều. Red Hat và Novell, hai đối thủ cạnh tranh chính, vẫn kiếm tiền bằng cách tố cáo Linux và tính tiền dịch vụ hỗ trợ. Các khách hàng sau khi đăng ký dịch vụ này sẽ được cập nhật hàng ngày và được giải đáp khi gặp sự cố. Tuy nhiên mô hình hỗ trợ này không được đánh giá cao. Nó không thu được những phản hồi như mong đợi của các nhà đầu tư mạo hiểm. Theo báo cáo của nhóm 451, từ năm 1997 đến 2008, các nhà đầu tư đã bỏ ra hơn 3 tỉ USD cho 163 công ty nguồn mở.
Ngược lại, các công ty phần mềm bản quyền đã nhận ra rằng họ có thể tiết kiệm tài nguyên và ý tưởng bằng cách tạo ra những chương trình gần giống nguồn mở. IBM đã gieo rắc phần mềm nguồn mở trong các sản phẩm mà họ mua từ RedHat. Nếu Oracle giành được Sun Microsystems, họ sẽ chiếm được một danh mục đầu tư nguồn mở thậm chí còn lớn hơn cả MySQL - một chương trình nổi tiếng về cơ sở dữ liệu.
Điện toán đám mây - phát triển từ khả năng xử lý qua Internet với mức lưu trữ thông tin vô cùng lớn của những máy chủ chia sẻ - sẽ dần xóa mờ đi ranh giới giữa phần mềm nguồn mở và phần mềm có bản quyền. Hầu hết những công ty rao bán mô hình này như Amazon hay Google đều sử dụng phần mềm nguồn mở bởi nếu phải trả phí đăng kí cũng có nghĩa là công việc kinh doanh không ra lợi nhuận. Tuy nhiên, dịch vụ của họ lại phải dựa vào những đoạn mã phải trả tiền từ một công ty nào đó. Trong khi đó, Microsoft lại đang xây dựng “đám mây” bằng chính phần mềm của họ. Nếu điện toán trở thành một dịch vụ phân phối qua Internet, điều đó có nghĩa là công việc phát triển phần mềm cơ bản sẽ trở nên khó khăn hơn.
Như vậy có nghĩa là tìm kiếm phần mềm nguồn mở đã trở nên lỗi thời? Trái lại, nếu không cẩn thận, các công ty và khách hàng có thể sẽ mắc kẹt trong một đám mây mà thậm chí còn chật chội hơn một mảng nhỏ của công nghiệp phần mềm bởi lẽ, dữ liệu trong đám mây khó có thể chuyển tới hệ thống dịch vụ khác.
Vấn đề này đã dẫn tới sự thay đổi dữ liệu mở. Vào tháng Ba, nhóm nghiên cứu công nghệ do IBM khởi xướng đã xuất bản “Bản tuyên ngôn về hệ điều hành đám mây” với sự hỗ trợ của hơn 150 công ty, tổ chức. Đây mới chỉ là khởi đầu, nhưng có lẽ ngành công nghiệp này sẽ không phải tốn thời gian vào quá trình đăng kí bản quyền trước khi người ta một lần nữa nhận ra hiệu quả của nguồn mở.
Biểu đồ kế hoạch họat động nguồn mở tại một số quốc gia: Màu xanh đậm thể hiện số công ty hoạt động phần mềm nguồn mở Màu xanh dương thể hiện số công ty đang cân nhắc thực hiện nguồn mở Màu nâu thể hiện những công ty đã bỏ công nghệ nguồn mở Màu ghi thể hiện số công ty không quan tâm đến nguồn mở Theo biểu đồ, Pháp là nước có số doanh nghiệp thực hiện công nghệ nguồn mở thấp nhất. Mỹ và Đức có số doanh nghiệp hoạt động nguồn mở ngang nhau. Tuy nhiên Đức lại là quốc gia có số công ty ngừng hoạt động nguồn mở nhiều nhất. |