Microsoft sa thải nhân công đánh động tới tận Thượng viện

Việc hàng loạt các hãng công nghệ tuyên bố cắt giảm nhân công trong thời gian gần đây được coi là bình thường, nhưng các nhà làm luật lại đặc biệt quan tâm tới trường hợp của Microsoft, kêu gọi hãng này cần có chính sách ưu tiên trong việc sa thải nhân viên người Mỹ.

Hôm 22/1, trong một lá thư gửi cho Giám đốc điều hành Microsoft Steve Ballmer, Thượng nghị sĩ Charles Grassley (R-Iowa) nói rằng Microsoft cần phải có trách nhiệm đạo đức trong việc bảo vệ nhân công là người Mỹ, rằng họ cần phải được ưu tiên hơn so với các nhân viên ngoại quốc (dạng hộ chiếu H-1B) trong bối cảnh kinh tế sa sút hiện nay.

Trách nhiệm đạo đức

Thượng nghị sĩ Grassley là một trong số những người phản đối mạnh mẽ nhất chương trình H-1B. Rất có thể trong thời gian vừa qua, ông này đã gửi thư tới các công ty công nghệ đã sa thải người. Tuy nhiên, ông đặc biệt lưu tâm tới Microsoft bởi Chủ tịch Bill Gates của hãng này đã kêu gọi quốc hội phải tăng định mức visa H-1B trong các phiên điều trần trước đây.

Trong một tuyên bố tuần trước, Microsoft cho biết sẽ dự kiến cắt giảm 5.000 nhân công trong vòng 18 tháng tới. Trong số 1.400 người bị sa thải đầu tiên có một lượng đáng kể những nhân viên là người nước ngoài đang làm việc tại hãng bằng visa H-1B.

Microsoft không nói rõ sẽ có bao nhiên nhân viên người nước ngoài bị sa thải. Và mặc dù có lời kêu gọi của Thượng nghị sĩ Grassley, nhưng theo luật liên bang không có điều khoản nào yêu cầu công ty phải sa thải nhân viên H-1B trước các công nhân người Mỹ.

Trên thực tế, luật đã được thiết kế để đảm bảo rằng bạn phải đối xử với người mang hộ chiếu H-1B như những công dân người Mỹ ở mọi cấp độ”, David Kussin, luật sư về các vấn đề nhập cư tại Pillsbury Winthrop Shaw Pittman LLP, New York, cho biết.

Ngay cả khi ông Grassley có chỉ ra rằng Microsoft phải có “trách nhiệm đạo đức” trong việc đối xử với các nhân viên người Mỹ thì ông này cũng không mô tả việc bảo vệ số nhân viên này là một yêu cầu mang tính pháp lý.

Microsoft sẽ không tiết lộ số nhân viên H-1B trong đợt sa thải tới, và rất khó để có thể lấy được con số visa mà các công ty sử dụng từ Sở nhập tịch và công dân Mỹ (USCIS). Tuy nhiên, có thể chắc chắn một điều rằng Microsoft là hãng sử dụng nhân viên H-1B nhiều nhất. Theo dữ liệu của USCIS, Microsoft đã được chấp nhận tổng cộng 2.300 yêu cầu cấp visa của chính phủ liên bang trong năm 2006 và năm ngân sách 2007.

Yếu tố nhân văn

Trong một thông báo phản hồi lá thư của Thượng nghị sĩ Grassley, Microsoft lưu ý về những “tác động nhân đạo” đối với tất cả các công nhân bị sa thải, bao gồm cả những người H-1B. “Đối với nhiều người làm việc tại đây bằng visa, việc sa thải họ đồng nghĩa với việc họ sẽ sớm phải rời khỏi đất nước này, và trong nhiều trường hợp là cả gia đình và con cái họ cũng phải rời theo”.

Thực tế, những người làm việc bằng visa H-1B khi bị sa thải sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Theo Kussin thì ngay sau khi mất việc, những công nhân H-1B về mặt kỹ thuật sẽ không còn hợp pháp khi cư trú tại Mỹ. Những người này sẽ chỉ còn 60 ngày để tìm một công việc khác. Tuy nhiên, họ cũng thể xin thêm visa du lịch và phải chứng nhận là có đầy đủ khả năng kinh tế.

Ngay cả khi người giữ visa H-1B buộc phải quay lại đất nước sau khi bị sa thải thì họ cũng có thể quay trở lại Mỹ bất cứ lúc nào nếu họ xin được công việc mới trước khi visa hiện tại của họ hết hạn.

Khó cho nhân viên nước ngoài

Washington Alliance of Technology Workers, một tổ chức công đoàn tại Seattle được biết đến với cái tên WashTech đang cố xác định xem có bao nhiêu công nhân H-1B bị ảnh hưởng bởi đợt sa thải sắp tới của Microsoft. Phát ngôn viên WashTech Priyanka Joshi thú nhận rằng việc biết được bí mật đó là rất khó bởi Microsoft sẽ giữ đến cùng.

Những người phản đối chương trình H-1B không hy vọng Microsoft hay bất cứ công ty nào khác sẽ sa thải các nhân viên nước ngoài trước những nhân viên người Mỹ. Nhưng họ muốn chứng minh rằng những động thái sa thải liên tiếp gần đây là một bằng chứng rõ ràng bác bỏ lập luận cho rằng cần có thêm visa H-1B để cung cấp cho thị trường lao động công nghệ cao của Mỹ.

Nếu Microsoft không nói rằng họ sẽ sa thải nhân viên H-1B trước, và trên thực tế sẽ không thì rất khó khăn cho Bill Gates khi quay trở lại Quốc hội để thuyết phục tăng thêm định mức H-1B”, nhận định của Norman Matloff, giáo sư khoa học máy tính tại Trường Đại học California.

Thứ Tư, 04/02/2009 09:06
31 👨 234
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp