Thông qua một dịch vụ bổ sung tích hợp trong Windows Live Toolbar, bộ phận nghiên cứu của Microsoft thời gian qua đã lặng lẽ thu thập dữ liệu nhằm tìm hiểu nguyên nhân vì sao người dùng web dễ trở thành nạn nhân của lừa đảo trực tuyến (phishing).
Kết quả nghiên cứu đã chính thức được trình bày tại Hội nghị thượng đỉnh về tội phạm điện tử do Tổ chức chống lừa đảo trực tuyến (APWG) tổ chức tại Pittsburgh hồi cuối tuần trước.
Trong khoảng thời gian 3 tháng, Microsoft Research theo dõi chặt chẽ việc tái sử dụng lại mật khẩu trong số 500.000 người dùng web đã tải về dịch vụ Phish Detective tích hợp sẵn trong gói Windows Live oneCare dành cho Windows Live Toolbar. Dịch vụ này đã giúp Microsoft đếm được số lượng người dùng dịch vụ đã trở thành nạn nhân của tấn công lừa đảo trực tuyến.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trung bình mỗi năm chỉ có khoảng 0,4% người dùng web bị lừa cung cấp nội dung cho các trang lừa đảo trực tuyến. Microsoft không tính toán được số lượng tiền đã bị mất, ông Cormac Herley, một chuyên gia nghiên cứu của Microsoft Research, cho biết.
Ông Herley cho biết thách thức đối với các nhà nghiên cứu là khi phải đưa ra nhận định về mức độ thường xuyên của các vụ tấn công lừa đảo trực tuyến so với số người dùng web áp dụng phương thức sử dụng email và lướt web an toàn. Theo họ mức độ xảy ra tấn công là không cao.
Theo dõi việc tái sử dụng mật khẩu là một giải pháp hợp lý hiệu quả nhằm đánh giá tìm hiểu tấn công lừa đảo trực tuyến bởi hình thức này cũng tương tự như các bẫy tấn công lừa đảo. Khi người dùng bị lừa đảo họ sẽ đăng nhập vào website lừa đảo bằng tên và mật khẩu thực. Những kẻ lừa đảo lấy thông tin đó để đăng nhập vào website thực để lấy tiền của họ.
Phish Detetive gửi thông tin về các website mà người dùng đã sử dụng cùng một mật khẩu đã được dùng để đăng nhập vào website khác về máy chủ của Microsoft. Một số website hoàn toàn hợp pháp nhưng một số lại không. Ví dụ, có người dùng sử dụng cùng một mật khẩu cho Yahoo Mail và eBay.
Song ông Herley từ chối cho biết liệu Microsoft có ứng dụng Phish Detective trong các sản phẩm khác không, ví dụ Internet Explorer 7 có trang bị tính năng chống lừa đảo trực tuyến hay trong phiên bản IE 8 sẽ ra mắt trong khoảng cuối năm 2008 hoặc đầu năm 2009 tới đây.
Hoàng Dũng
Microsoft: Phishing không mấy thành công
33
Bạn nên đọc
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Vài thủ thuật nhỏ khi làm việc với Excel
Hôm qua -
Những câu nói về sự ghen tuông trong tình yêu, stt ghen trong tình yêu
Hôm qua -
Cách sửa lỗi "Input Signal Out of Range" trên Windows
Hôm qua -
Top 20+ cách chụp màn hình máy tính nhanh nhất
Hôm qua 48 -
Lời chúc mừng bé chào đời hay và ý nghĩa
Hôm qua -
Hướng dẫn chèn ghi chú ở chân trang trong Word
Hôm qua -
5 cách kiểm tra lịch sử giao dịch Agribank đơn giản
Hôm qua -
Cách tắt Bitlocker trên Windows 11
Hôm qua -
90 hình nền đen, ảnh đen xì cho máy tính, laptop
Hôm qua -
Cách truy cập Clipboard trên Android
Hôm qua