Apple xin cấp bằng sáng chế cho màn hình kính dẻo giúp giải quyết vấn đề độ bền của màn hình gập

Trong bối cảnh thiết kế của điện thoại thông minh truyền thống đang dần trở nên nhàm chán, smartphone màn hình gập - 2 màn hình đã nổi lên như một sáng kiến mới mang hơi thở của tương lai và do đó được cộng đồng người dùng công nghệ trên toàn thế giới đón nhận nồng nhiệt.

Hiện tại nếu nhắc tới smartphone màn hình gập, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các sản phẩm như Samsung Galaxy Fold, Galaxy Z Flip, Huawei Mate X, hay Motorola RAZR… bởi đây đều là những cái tên đi tiên phong và đã để lại được ấn tượng tương đối sâu sắc đối với người dùng. Tuy nhiên trong thời gian tới, sẽ có rất nhiều tên tuổi lớn góp mặt trong “bữa tiệc” thịnh soạn này, trong số đó có lẽ không thể thiếu Apple.

Đơn xin bằng sáng chế mới được công bố gần đây cho thấy một cách tiếp cận cực kỳ độc đáo của Apple đối với loại màn hình kính dẻo có thể gập lại linh hoạt, sở hữu độ bền cao, được sử dụng trên smartphone màn hình gập.

Nguyên lý khá đơn giản, Apple đề xuất tạo một loạt các rãnh khía trên bề mặt của kính tại khu vực nếp gấp, giúp cho kính có thể uốn cong mà không bị vỡ. Cách làm này đã từng được áp dụng rất thành công trên vật liệu gỗ, trong một quá trình được gọi là Kerfing. Có thể thấy ở video minh họa dưới đây:

Trong quá trình gấp mở, các rãnh khía siêu nhỏ này sẽ được “làm đầy” linh hoạt bằng polymer đàn hồi hoặc chất lỏng. Nhìn chung, loại vật liệu dùng để lấp đầy các rãnh hoặc khe hở này phải có chỉ số giá trị khúc xạ phù hợp với chỉ số khúc xạ của cấu trúc thủy tinh hoặc polymer, giúp cho các rãnh này không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, đảm bảo trải nghiệm của người dùng.

Như đã nói, các rãnh này tất nhiên sẽ chỉ nằm trong khu vực gấp, phần còn lại của màn hình sẽ hoàn toàn bình thường.

Phương pháp sử dụng vật sự linh hoạt của Apple có thể hơi phức tạp về mặt cơ học và có chi phí sản xuất cao, nhưng về mặt lý thuyết sẽ giải quyết được tương đối triệt để vấn đề độ bền của màn hình tại khu vực nếp gấp - mở.

Thứ Hai, 06/07/2020 23:19
31 👨 363
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ