Bụi bẩn, mốc ẩm làm cho các hoạ tiết hình ảnh bị mờ, màu sắc nhạt nhoà. Lau màn hình, ống kính đúng cách không chỉ giúp cho hình ảnh đẹp hơn mà độ bền của thiết bị cũng được cải thiệt.
Trong quá trình sử dụng các thiết bị kỹ thuật số như máy ảnh, điện thoại cảm ứng có thể bị va chạm làm dính dấu vân tay và màn hình TV bị bụi đeo bám, do đó các thiết bị phải được vệ sinh thường xuyên.
Những dụng cụ chính bạn cần là một miếng vải sợi bông nhỏ. Loại khăn lau này có thể tìm mua ở các cửa hàng kính mắt hoặc ở các cửa hàng máy ảnh, cửa hàng điện tử, cửa hàng linh kiện máy tính.
Cách lau màn hình TV LED, LCD, Plasma
1. Rút phích cắm của TV ra khỏi ổ nguồn để đảm bảo an toàn.
2. Dùng khăn khô lau nhẹ màn hình. Không ấn mạnh vào màn hình trong khi lau, nhưng cũng phải đủ để loại bỏ các vết bẩn đặc biệt cứng đầu bằng lực ấn nhẹ nhàng.
3. Nếu dùng một miếng vải khô không thể làm xong, bạn sẽ cần phải sử dụng khăn tẩm ướt và lau lại. Nước cất là chất lỏng an toàn nhất và rẻ nhất cho màn hình. Nếu không đủ mạnh, bạn có thể pha giấm trắng với tỷ lệ một nửa nước cất và một nửa giấm trắng.
4. Đổ hỗn hợp chất lỏng vào bình xịt và phun nó vào miếng vải sợi nhỏ.
5. Lau màn hình bằng cách như mô tả ở trên, và sau đó chờ đến khi màn hình hoàn toàn khô ráo, xong mới cắm lại ổ nguồn trước khi bật máy cho hoạt động bình thường trở lại.
Cạnh màn hình của TV cũng phải được làm sạch sẽ. Một khung hình nhem nhuốc không những làm mất cảm hứng thưởng thức các chương trình giải trí của bạn, mà nó còn ảnh hưởng tới mỹ quan của căn phòng.
1. Một lần nữa, bạn rút phích cắm của TV trước khi lau cho an toàn.
2. Sử một miếng vải mềm mà bạn đã dùng để làm sạch màn hình như trên. Nếu không, bạn có thể dùng vải áo cũ để thay thế. Cuối cùng, bạn tẩm ướt khăn bằng nước cất và tiến hành lau khung màn hình cho sạch.
Kinh nghiệm giữ cho HDTV sạch sẽ:
• Đặt TV tại nơi thoáng mát. Đảm bảo cho các khe hở thông gió của máy không bị vật chắn, và không có các nguồn phát nhiệt ở gần.
• Chỗ đặt màn hình cũng phải khô ráo. Tuyệt đối không để các loại chất lỏng có thể tràn ra ở gần TV của bạn. Độ ẩm cũng là một vấn đề đặc biệt quan trọng, như một quy định chung, bạn không được mở TV ở nơi có độ ẩm hơn 80% như ở gần cửa sổ hoặc trước hiên nhà trong những ngày trời nồm.
• Sét đánh có thể làm cháy TV trong nhà bạn một khi dòng điện của nó phóng trực tiếp qua ăng-ten. Vì vậy, khi trời giông bão bạn phải rút phích cắm của TV ra khỏi nguồn. Nếu bạn đi vắng trong một vài ngày cũng phải rút các phích cắm để đề phòng trường hợp một cơn bão bất chợt xuất hiện trong thời gian đó.
• Hiện tượng burn-in có thể xảy ra với TV LCD và đặc biệt là TV Plasma, khi tắt TV vẫn thấy hình ảnh cuối cùng trình chiếu vẫn còn hiện lờ mờ trên màn hình. Bạn kiểm tra menu cài đặt TV để kích hoạt chế độ bảo vệ màn hình hoặc tuỳ chọn tự động tắt. Bạn cũng nên để cho TV chuyển kênh 1 lần sau một vài giờ để hình ảnh thay đổi liên tục lấp đầy toàn bộ màn hình, hoặc xem ảnh trong USB tự động trình chiếu.
Cách lau màn hình điện thoại cảm ứng
1. Để giữ an toàn cho smartphone, bạn hãy tháo pin của điện thoại ra. Nếu pin của điện thoại bạn sử dụng là loại không thể tháo được thì chỉ tắt nguồn là đủ.
2. Dùng khăn khô lau nhẹ màn hình. Không ấn mạnh vào màn hình trong khi lau, nhưng cũng phải đủ để loại bỏ các vết bẩn đặc biệt cứng đầu bằng lực ấn nhẹ nhàng.
3. Nếu dùng một miếng vải khô không thể làm xong, bạn sẽ cần phải sử dụng khăn tẩm ướt và lau lại. Nước cất là chất lỏng an toàn nhất và rẻ nhất cho màn hình. Nếu không đủ mạnh, bạn có thể pha giấm trắng với tỷ lệ một nửa nước cất và một nửa giấm trắng.
4. Đổ hỗn hợp chất lỏng vào bình xịt và phun nó vào miếng vải sợi nhỏ.
5. Lau màn hình bằng cách như mô tả ở trên, và sau đó chờ đến khi màn hình hoàn toàn khô ráo, xong mới cắm lại ổ nguồn trước khi bật máy cho hoạt động bình thường trở lại.
Kinh nghiệm bảo vệ điện thoại:
- Cần chú ý khi đút điện thoại trong túi, nếu là loại máy thẳng đủ bàn phím thì khá an toàn, yên tâm nhất là loại máy gập vỏ sò thì. Tuy nhiên, điện thoại thông minh hiện nay có màn hình cảm ứng và rất dễ bị xước. Vì vậy, trong túi của bạn không được để các vật cứng như chìa khoá, bút viết v.v...
- Để đảm bảo an toàn, bạn nên dùng vỏ bọc cho điện thoại và đựng máy bên trong. Các vỏ bọc để lộ màn hình cho bạn có thể sử dụng, vì thế bạn cũng phải mua tấm dán bảo vệ màn hình riêng. Nó là một màng mỏng trong suốt dính cố định trên màn hình, và tiếp nhận liên lạc cảm ứng và ánh sáng đi qua.
- Khoá màn hình cảm ứng trước khi bỏ điện thoại vào túi. Điều này không chỉ tránh hao pin mà còn tránh quay số ngoài ý muốn.
- Nếu điện thoại của bạn nóng hơn khi chạm vào, thì tắt ngay nguồn và tháo pin ra. Để máy ra chỗ thoáng mát một lúc, nếu một giờ sau điện thoại hoặc pin vẫn quá nóng thì phải đem đi bảo hành. Nguyên nhân có thể do pin đã hỏng.
- Tạo thói quen sạc điện thoại của bạn trước khi bạn đi ngủ. Bằng cách đó, bạn sẽ không bị hết pin trong ngày làm việc.
Cách lau màn hình, ống kính máy ảnh
Bởi vì máy ảnh kỹ thuật số là một thiết bị đặc biệt, hội tụ cả màn hình và ống kính. Vì thế quy trình làm vệ sinh cũng được chia làm thành 2 phần. Trước tiên là lau màn hình LCD.
1. Quy chuẩn an toàn đối với các thiết bị điện tử, trong đó có máy ảnh trước khi vệ sinh phải tháo pin ra. Nếu pin không thể gỡ bỏ, bạn tắt điện thoại là đủ.
2. Dùng khăn khô lau nhẹ màn hình. Không ấn mạnh vào màn hình trong khi lau, nhưng cũng phải đủ để loại bỏ các vết bẩn đặc biệt cứng đầu bằng lực ấn nhẹ nhàng.
3. Nếu dùng một miếng vải khô không thể làm xong, bạn sẽ cần phải sử dụng khăn tẩm ướt và lau lại. Nước cất là chất lỏng an toàn nhất và rẻ nhất cho màn hình. Nếu không đủ mạnh, bạn có thể pha giấm trắng với tỷ lệ một nửa nước cất và một nửa giấm trắng.
4. Đổ hỗn hợp chất lỏng vào bình xịt và phun nó vào miếng vải sợi nhỏ.
5. Lau màn hình bằng cách như mô tả ở trên, và sau đó chờ đến khi màn hình hoàn toàn khô ráo, xong mới cắm lại ổ nguồn trước khi bật máy cho hoạt động bình thường trở lại.
Sau khi làm sạch màn hình LCD của máy ảnh xong, bạn cũng cần làm ống kính sạch sẽ và bảo vệ máy:
1. Dụng cụ đầu tiên bạn cần là một chiếc chổi lông, một quả bóng hơi cao su có gắn bàn chải ở đầu vòi phun hơi để loại bỏ lớp bụi bám. Bạn cũng sử dụng một miếng vải bông sợi nhỏ để lau sạch ống kính. Dùng bình dung dịch làm sạch phun vào khăn vải và lau ống kính. Tất cả những dụng cụ này bạn có thể tìm mua ở cửa hàng vật tư ảnh, chúng thường được đóng gói trong một bộ.
2. Nếu máy ảnh của bạn là loại máy ảnh bỏ túi, thì ống kính sẽ đóng lại và co vào sâu bên trong thân máy. Điều đó có nghĩa là bạn phải bật máy ảnh lên nếu muốn lau sạch ống kính.
3. Với máy ảnh chuyên nghiệp, ống kính rời, bạn sẽ không cần bật nguồn để làm sạch ống kính, nhưng nó có bộ phận khác mà bạn cũng phải lau sạch, đó là bộ cảm biến. Bởi vì tháo rời ống kính chính là thời cơ để bụi bẩn lọt vào bên trong và ảnh hưởng đến chip nhạy cảm với ánh sáng ghi lại hình ảnh. Tuy nhiên đây là một thao tác hết sức cẩn thận. Nếu bạn không đủ kinh nghiệm thì tốt nhất là đưa máy ảnh của bạn đến cửa hàng bảo dưỡng chuyên nghiệp.
4. Máy ảnh có thể bị trục trặc khi bạn đem theo bên người, do đó, đầu tư một bao đựng sẽ giúp cho máy được bảo vệ. Bao đựng tốt nhất cho máy ảnh bỏ túi là không rộng hơn cở của thân máy, và có móc để đeo vào thắt lưng. Những nhà nhiếp ảnh sử dụng máy ảnh chuyên nghiệp thường dùng loại túi có quai đeo vai, có chỗ đựng ống kính phụ và thân máy ảnh. Ngoài ra, túi cũng phải có những ngăn nhỏ đựng pin và thẻ nhớ.
5. Lúc cần thay pin hoặc thẻ nhớ, bạn phải tắt nguồn máy ảnh của bạn trước khi mở nó ra để thay đổi bất kỳ thành phần nào bên trong.
6. Sau khi chụp xong, và bạn đã chuyển ảnh từ máy ảnh vào máy tính, bạn phải tháo pin ra khỏi máy ảnh. Bằng cách đó, pin không bị rò rỉ, lão hóa và làm hỏng máy ảnh của bạn.