Nạn mực in giả, nhái theo các thương hiệu nổi tiếng đã khiến ngành công nghiệp in ấn thế giới thiệt hại khoảng 3 tỷ USD, trong đó HP cũng mất tới 60% lợi nhuận.
Năm 2007, một công ty chuyên phân phối mực in cho HP tại bang North Carolina (Mỹ) liên tục nhận được những than phiền của khách hàng về chất lượng của những hộp mực in mà họ đang bán. Khách hàng cho biết, những hộp mực đó thường bị rò ra ngoài và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của những bản in và khiến họ mất khá nhiều khách hàng.
Một khách hàng bắt đầu nghi ngờ rằng họ đã mua phải một lô mực in giả với giá bán “khá hời” (được giảm giá 10%) từ mạng Internet. Sau đó, HP đã cử thanh tra của họ xuống công ty kia và phát hiện ra rằng, toàn bộ lô hàng đó không có tem đảm bảo và đó là hàng giả.
Cuộc chiến chống mực in giả trở thành ưu tiên hàng đầu của giám đốc điều hành HP, Mark V. Hurd. Theo các nhà phân tích, năm 2008, một tập đoàn in ấn ở Palo Alto (bang California – Mỹ) đã lỗ hơn 1 tỷ USD bởi nạn mực in giả.
Ban lãnh đạo của HP đã rất lo lắng bởi nạn hàng giả đang tấn công mạnh vào khách hàng của họ và khiến doanh thu của hãng sụt giảm mạnh.
Doanh thu của bộ phận sản phẩm mực in HP đã xuống dốc một cách thảm hại, 60% lợi nhuận của công ty đã không cánh mà bay. Lượng hàng tiêu thụ giảm 21% còn 11,9 tỉ USD. Hơn nữa, HP còn đang phải vật lộn với sự trì trệ trong việc tiêu thụ những sản phẩm khác, giá cổ phiếu của công ty tiếp tục giảm 5% vào năm nay.
HP không phải là nạn nhân duy nhất của nạn hàng giả. Theo hãng nghiên cứu thị trường IDC (Mỹ) thì ngành công nghiệp in ấn thế giới đã thất thu khoảng 3 tỉ USD bởi nạn hàng giả trong năm 2008. “Nghề kinh doanh” mực in giả cũng ngày càng phát đạt nhờ vào sự phát triển của sản phẩm máy in HP trên toàn thế giới.
HP và các hãng khác thường có chiến lược kinh doanh với giá máy in rất rẻ nên lợi nhuận chủ yếu của họ là mực in và một số vật tư khác. Tuy nhiên, giá mực in thường rất đắt nên khách hàng thường có tâm lý “hạn chế” mua mực chính hãng và thay vào đó là các nguồn hàng trôi nổi có giá rẻ hơn. Những rủi ro từ đó cũng phát sinh và họ đã vô tình tiếp tay cho ngành công nghiệp hàng giả phát triển mạnh hơn.
Internet chính là một phương thức giúp việc trao đổi mua bán hàng giả, hàng nhái dễ dàng hơn. Theo Phòng Thương mại quốc tế, ước tính trong năm 2007, doanh thu từ hàng giả lên tới 600 tỉ USD, chiếm 6% doanh thu thương mại toàn cầu. Theo nghiên cứu của KPMG, một công ty kiểm toán của Mỹ và nhóm thương mại công nghệ Alliance thuộc Cơ quan chống hàng giả quốc tế, 10% sản phẩm công nghệ được bày bán trên thị trường là hàng nhái. Trong bản nghiên cứu, Richard Girgeni, một thành viên của KPMG có viết, hàng giả chính là một trong những mối đe dọa lớn nhất của thị trường tự do.
Trong nhiều năm, HP có đủ khả năng để coi thường nạn hàng giả bởi thị trường mực in toàn cầu trong một thập kỷ qua đã tăng từ con số 11 tỉ USD lên 45 tỉ USD tính đến năm 2008. Lợi nhuận kiếm được từ việc bán các ống mực thay thế cũng tăng đến 60%. Hàng giả là một vấn nạn nhức nhối nhưng HP không hề bận tâm mà chỉ tìm mọi cách để ngăn cản các công ty khác làm luật hay hạ giá mực in nhằm cạnh tranh với sản phẩm của hãng. Đầu những năm 2000, người tiêu dùng coi mực giả là một thứ phế phẩm.
Tuy nhiên, trong thời buổi các công ty tài chính lâm vào cảnh vỡ nợ và hàng trăm nghìn nhân viên bị mất việc làm, người ta không còn in nhiều như trước nữa, vì vậy mà mực in cũng được sử dụng ít hơn. IDC dự đoán lượng in ấn sẽ gỉam từ 1500 tỉ bản xuống còn 1470 tỉ bản trong năm nay. Cùng lúc đó, hàng giả lại xuất hiện nhan nhản với tỉ lệ cứ 20 hộp mực thật thì có 1 hộp mực giả. Chính vì vậy mà HP, Samsung cùng một số nhóm giấu tên thuộc các tổ chức điều tra cá nhân khác đang lập những phòng thí nghiệm pháp lý tại nhiều nơi để phân tích các mẫu mực và hộp mực bị xếp vào diện khả nghi. Việc này sẽ giúp các cơ quan hành pháp tóm cổ các đầu mối cung cấp mực giả dễ dàng hơn. Jake Want, chuyên gia phân tích của IDC cho biết, ngăn chặn các nguồn hàng giả sẽ là ưu tiên số 1.
HP đã lần theo dấu vết của những hộp mực và phát hiện Trung Quốc, một đất nước có nền công nghiệp sản xuất hàng giả khổng lồ chính là hang ổ của những kẻ sản xuất mực in giả.
Sau 6 tháng lần theo dấu vết của những kẻ kinh doanh trái phép, kết hợp với lực lượng cảnh sát Trung Quốc kiểm tra bất ngờ 14 nhà kho, tịch thu các trang thiết bị máy móc, nguyên liệu sản xuất hàng giả với giá trị lên tới 88 triệu USD. HP đã được công nhận là đơn vị có hoạt động chống sự vi phạm bản quyền thành công nhất vào tháng 5 năm 2007 tại thành phố Foshan, Trung Quốc.
Tuy nhiên, các tay buôn lậu mực giả lại có những công nghệ mới để qua mặt các trinh sát, một trong những cách thức mới đó là rao bán hàng giả thấp hơn với giá của sản phẩm chính hãng một chút. Rất nhiều khách hàng lại tiếp tục “sa bẫy” bởi họ nghĩ rằng chả ai mua một món hàng giả với giá tương đương với hàng thật.
HP đau đầu với nạn mực in giả
453
Bạn nên đọc
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Lịch thi đấu SEA Games 31 2022, LTD Sea Games 31
Hôm qua -
Cách xem lịch sử đăng nhập Zalo trên điện thoại
Hôm qua -
Hướng dẫn thay đổi kích thước và vị trí Pagefile trên Windows
Hôm qua -
Lời chúc mừng bé chào đời hay và ý nghĩa
Hôm qua -
Hướng dẫn chèn ghi chú ở chân trang trong Word
Hôm qua -
Hướng dẫn sử dụng Navigation Pane trong Word 2010
Hôm qua -
Cách khắc phục lỗi Kernel Power Error trong Windows 10
Hôm qua -
Vài thủ thuật nhỏ khi làm việc với Excel
Hôm qua -
Top 5 máy pha cafe tự động gia đình tốt nhất
Hôm qua -
Cách tắt hoặc cài đặt thông báo trên Outlook
Hôm qua