Các chuyên gia bảo mật cảnh báo hiểm hoạ mã độc giờ đây không chỉ đến từ website độc hại, website khiêu dâm, email… mà còn từ chính những thiết bị kỹ thuật số còn mới cứng nằm trên giá bán tại các cửa hàng.
Apple iPods, máy nghe nhạc MP3, khung ảnh kỹ thuật số, thiết bị định vị toàn cầu … đều có thể mang “những món quà khuyến mại không mong muốn” từ chính nhà sản xuất ra chúng. Đáng chú ý trong số này không hề thiếu loại mã độc có chức năng ăn cắp thông tin. Và khi thiết bị được kết nối vào PC, chúng sẽ tự động xâm nhập và mở cửa hệ thống cho tin tặc.
Quy trình kiểm tra chất lượng lỏng lẻo từ phía nhà sản xuất là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên đây. Các chuyên gia bảo mật nhận định có thể PC dùng thử nghiệm thiết bị trong các nhà máy sản xuất bị nhiễm mã độc. Khi thiết bị được kết nối vào các PC này mã độc cũng tự động xâm nhập sang thiết bị.
Nhưng nếu tin tặc hoặc nhân viên làm việc tại nhà máy sản xuất chủ định cấy mã độc lên thiết bị thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Số lượng thiết bị được sản xuất ra thường rất lớn nên sẽ có rất nhiều người dùng bị nhiễm mã độc.
Jerry Askew - một chuyên gia tư vấn công nghệ thông tin sống ở Los Angeles (Mỹ) – mua một khung ảnh kỹ thuật số làm quà tặng sinh nhật cho mẹ anh. Nhưng khi được kết nối với PC, khung ảnh số này bị phát hiện nhiễm tới 4 con virus khác nhau. Trong đó có một con có chức năng ăn cắp thông tin.
Tình thế tương tự cũng xảy ra với một chuyên gia bảo mật đến từ SANS Internet Security. “Con virus tồn tại trong chiếc khung ảnh số mới mua là con virus nguy hiểm nhất và gây cho tôi nhiều khó chịu nhất trong suốt 20 năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Không chỉ thế mà chiếc ổ đĩa cứng cắm ngoài mới mua của tôi cũng được khuyến mại một con virus ăn cắp thông tin”.
Zulfikar Ramzan - một chuyên gia bảo mật máy tính của Symantec - nhận định những vụ việc phát hiện lây nhiễm virus trên thiết bị gần đây có thể chỉ là điều không mong muốn xảy ra trong quá trình sản xuất. “Tuy nhiên, tương lai tin tặc hoàn toàn có thể lợi dụng để phát tán mã độc. Có thể giờ đây chúng đang thử nghiệm mô hình tấn công này nhằm tìm ra hướng đi thuận lợi nhất”.
Không chỉ bị lây nhiễm virus mà một số thiết bị, Computer Associates cho biết, còn mắc những lỗi có thể lợi dụng để ăn cắp thông tin người dùng hoặc vô hiệu hoá phần mềm chống mã độc trên PC của người dùng.
Các chuyên gia bảo mật khuyến cáo người dùng nên sử dụng các phần mềm chống mã độc đồng thời thường xuyên cập nhật giúp phần mềm có thể nhận dạng được những loại mã độc mới xuất hiện.
Hiểm hoạ mã độc từ thiết bị số còn mới 100%
64
Bạn nên đọc
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Tra soát ngân hàng là gì? Thời gian tra soát mất bao lâu?
Hôm qua -
Toán tử UNION ALL trong SQL Server
Hôm qua 3 -
Hơn 100 bài tập Python có lời giải (code mẫu)
Hôm qua 33 -
Code Monster Slayer mới nhất và cách nhập code
Hôm qua -
11 cách sửa lỗi "The System Cannot Find The Path Specified" trên Windows
Hôm qua -
Cách sửa lỗi “There Was a Problem Resetting Your PC”
Hôm qua -
Thủ thuật sử dụng Alt+Tab trên Windows 10
Hôm qua -
Giá Internet cáp quang quá cao, một người Mỹ tự mở nhà mạng riêng
Hôm qua -
Yêu cầu cấu hình Windows 11, cấu hình phần cứng tối thiểu Win 11
Hôm qua 37 -
Sửa lỗi ổ đĩa C bị chấm than vàng trên Windows 10
Hôm qua