Hai sinh viên đại học bị cáo buộc đã lừa đảo gần 1 triệu đô la của Apple

Hai sinh viên Trung Quốc hiện đang theo học chuyên ngành kỹ thuật ở một số trường đại học tại tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ, mới đây đã bị cáo buộc đứng đằng sau một phi vụ lừa đảo với tổng giá trị lên thời gần 1 triệu đô la thông qua chiến dịch thay thế, đổi trả iPhone của Apple. Theo báo cáo đầu tiên của tờ The Oregonia, cả hai hiện đang đứng trước nguy cơ cao phải đối mặt với cáo buộc hình sự tại tòa án liên bang. Phía nhà chức trách cáo buộc các sinh viên này đã cùng nhau lên kế hoạch và thực hiện thành công một vụ lừa đảo phức tạp nhằm lấy đi gần 1 triệu USD tiền mặt của gã khổng lồ Cupertino bằng cách sử dụng các sản phẩm iPhone nhái, dựng và lợi dụng những lỗ hổng trong chính sách hoàn trả sản phẩm của Apple.

Lừa đảo

Bắt đầu từ năm 2017, hai nam sinh với khát vọng làm giàu đặt không đúng chỗ này đã lên kế hoạch nhập lậu hàng ngàn chiếc iPhone giả từ quê nhà Trung Quốc vào Mỹ, và sau đó gửi chúng cho Apple để đòi hỏi hãng phải sửa chữa hoặc đổi máy mới cho mình với lý do những chiếc “iPhone” này không thể bật được nguồn hoặc mắc phải nhiều lỗi “bất đắc kỳ tử khác”. Trong nhiều trường hợp, Apple đã thay thế hàng giả bằng iPhone thật, tổng thiệt hại theo ước tính có thể lên tới 895.800 đô la.

Hàng trăm chiếc “iPhone” không thể bật được nguồn

Trong hai sinh viên vừa bị bắt giữ, Yangyang Zhou, người vừa hoàn thành bằng kỹ sư tại Đại học tiểu bang Oregon được cho là đối tượng chịu trách nhiệm chính trong việc đưa hàng trăm lô iPhone giả vào Mỹ và gửi hàng thật về Trung Quốc trái phép. Đồng phạm của anh ta là Quan Jiang, người đang theo học chuyên ngành kỹ thuật tại Linn Benton Community College (cũng thuộc tiểu bang Oregon), đã chia sẻ một địa chỉ với Zhou và sẽ gửi iPhone giả đến trung tâm bảo hành trực tuyến của Apple, hoặc trực tiếp đến trụ sở bảo hành của công ty để yêu cầu thay thế sang iPhone mới.

“Sau khi những chiếc iPhone thật được gửi đến Trung Quốc để bán kiếm lời, một cộng sự khác sẽ có nhiệm vụ chuyển tiền cho mẹ Jiang, và bà này sau đó sẽ gửi tiền vào một tài khoản ngân hàng mà Jiang đang sử dụng ở Mỹ”, đại diện cơ quan cảnh sát giải thích.

iPhone

Theo các khiếu nại gửi lên tòa án liên bang, cả Jiang và Zhou đều khẳng định rằng họ hoàn toàn không hề hay biết về việc những chiếc điện thoại được gửi đến từ Trung Quốc là hàng giả. Hiện cả hai đều được cho tại ngoại hầu tra, nhưng đều phải chịu sự quản thúc nghiêm ngặt từ phía cơ quan cảnh sát. Hiện tại, Zhou bị buộc tội xuất khẩu hàng hóa bất hợp pháp, trong khi Jiang sẽ phải đối mặt với tội danh buôn bán trái phép hàng giả và phạm tội lừa đảo có tổ chức gây hậu quả nghiêm trọng.

Một nhân viên thuộc cơ quan An ninh Nội địa Hoa Kỳ (US Homeland Security Agent) giải thích trong các khiếu nại rằng việc kế hoạch tưởng chừng như “khôi hài” và cực kỳ đơn giản này lại có thể thành công và gây thiệt hại lớn đến vậy chủ yếu là bởi đội ngũ nhân viên của Apple Store đã không thể, hoặc không đủ năng lực để xác minh được tính xác thực của các thiết bị iPhone nhái được sử dụng trong phi vụ vì chúng không thể bật được nguồn, và quá trình thay thế điện thoại Apple đã được kích hoạt trong thời gian đó, vì hai người đàn ông Trung Quốc tuyên bố họ được hưởng quyền lợi về bảo hành sản phẩm. Bên cạnh thiếu sót trong khâu xác thực sản phẩm, cũng không thể không nhắc đến một số lỗ hổng “chết người” trong chính sách bảo hành và đổi trả sản phẩm của Apple. Rõ ràng, công ty này đã không yêu cầu bằng chứng mua hàng trước khi chấp thuận yêu cầu đổi mới sản phẩm, và chính điều này đã bị Jiang và Zhou khai thác triệt để.

Phía Apple khẳng định kẻ lừa đảo biết việc những chiếc iPhone nhập lậu từ Trung Quốc là đồ “Fake”

Phía Apple khẳng định kẻ lừa đảo biết việc những chiếc iPhone nhập lậu từ Trung Quốc là đồ “fake”

Jiang bị cáo buộc đã gửi tổng cộng 3.069 yêu cầu bảo hành đổi trả và kết quả là Apple đã cấp cho anh ta 1.493 chiếc iPhone thay thế, với giá trị theo ước tính ban đầu là 600 đô la cho mỗi chiếc điện thoại. Như vậy, tính sơ qua thì Apple đã mất gần 900.000 đô la từ chương trình này. Trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2017, Apple đã gửi những chiếc iPhone “chết” của Jiang đến địa chỉ được liệt kê của Zhou, thông báo cho Jiang rằng Apple đã nắm được việc anh ta đang nhập khẩu iPhone giả, tuy nhiên Jiang đã không phản hồi lại bất cứ thông báo nào từ nhà sản xuất này.

Trên thực tế, đây không phải là hành vị lừa đảo lợi dụng chính sách bảo hành đổi trả gây thiệt hại lớn

Trên thực tế, đây không phải là hành vi lừa đảo lợi dụng chính sách bảo hành đổi trả gây thiệt hại lớn nói chung và của người nước ngoài nói riêng đầu tiên đối với các hãng công nghệ tại Hoa kỳ. Năm ngoái, một công dân Trung Quốc sống ở bang New Jersey bằng visa sinh viên cũng đã phạm tội bán iPhone và iPad giả cho nhiều khách hàng ở Mỹ, bỏ túi cả thảy 1.1 triệu đô la - một số tiền không hề nhỏ chút nào. Và chỉ vừa mới tháng trước, một người đàn ông đến từ Litva đã bị cáo buộc với tội danh lừa đảo 2 công ty công nghệ khổng lồ là Google và Facebook số tiền lên tới gần 100 triệu đô la, bằng cách gửi cho Google và Facebook hóa đơn giả mạo qua email và đóng giả làm nhân viên của một công ty chuyên sản xuất phần cứng Đài Loan có tên Quanta Computer, hiện đang là đối tác của 2 hãng phần mềm này.

Thứ Bảy, 06/04/2019 08:06
51 👨 280
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ