Facebook không có quyền kiểm soát dữ liệu người dùng, cũng không rõ dữ liệu đó sẽ đi đến đâu

Quản lý dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trên internet đang là vấn đề nan giải mang tính toàn cầu. Các nhà lập pháp, cơ quan quản lý tại nhiều quốc gia đang đẩy mạnh yêu cầu các công ty truyền thông xã hội phải thực hiện những biện pháp bảo mật chặt chẽ hơn đối với dữ liệu người dùng..

Tuy nhiên, với những nền tảng mạng xã hội lớn, quy mô lên tới hàng tỷ người dùng như Facebook, câu chuyện đằng sau 2 chữ “quản lý” đối với dữ liệu người dùng là một vấn đề thực sự phức tạp và nan giải. Một tài liệu nội bộ mới bị rò rỉ gần đây cho thấy hóa ra với Facebook, vấn đề cơ bản mà trang mạng xã hội này đang gặp phải là họ không biết tất cả dữ liệu người dùng của mình đi về đâu, hoặc đang làm gì với nó.

Tác giả của tập tài liệu gây sốc này chính là các kỹ sư phụ trách về quyền riêng tư, thuộc đội ngũ Ad and Business Product của Facebook. Nhiệm vụ của đội ngũ này là “tạo ra sự tương tác, kết nối giữa người dùng và doanh nghiệp”. Nó cách khác, đây là nhóm chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì hệ thống quảng cáo khổng lồ của Facebook - cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của nền tảng.

 Facebook

Tài liệu rò rỉ cho thấy thực trạng đáng báo động đối với vấn đề quản lý dữ liệu người dùng của Facebook. Các kỹ sư của chính nền tảng này dường như đang kêu gọi một sự thay đổi căn bản trong quy trình xử lý dữ liệu người dùng. Trên thực tế, việc Facebook gặp phải các vấn đề về quy định và tuân thủ liên quan đến quyền riêng tư của người dùng vốn là điều không có gì xa lạ. Nhưng các quốc gia cũng đang ngày càng tỏ ra nghiêm ngặt hơn về các quy định, chế tài giám sát hoạt động quản lý dữ liệu người dùng trên không gian mạng, điển hình tại Mỹ, Ấn Độ, Châu Âu và một số các quốc gia khác. Điều này đang khiến nhiều công ty truyền thông xã hội, trong đó có Facebook, gặp không ít rắc rối về pháp lý thời gian gần đây.

Chúng tôi không thể tự tin thực hiện các thay đổi chính sách theo hướng có kiểm soát, hoặc nhữung cam kết bên ngoài, chẳng hạn như “chúng tôi sẽ không sử dụng dữ liệu X cho mục đích Y”. Tuy nhiên, đây chính xác là những gì các nhà quản lý mong muốn chúng tôi thực hiện”, nội dung tài liệu rò rỉ có đoạn.

Năm ngoái, cũng đã có tài liệu bị rò rỉ tiết lộ sự thất bại của Facebook trong việc xử lý thông tin sai lệch tại thị trường Ấn Độ. Một nhà nghiên cứu đã thiết lập tài khoản với tư cách là người dùng ở Ấn Độ vào năm 2019, và phát hiện ra rằng bằng cách làm theo các đề xuất thuật toán của Facebook, người này đã có thể tiếp cận với hàng loạt thông tin sai lệch khác nhau.

Ngoài ra, các kỹ sư Facebook cũng thừa nhận rằng họ đang phải “vật lộn” để theo dõi xem dữ liệu người dùng sẽ đi đến đâu khi chúng nằm trong hệ thống của họ. Tuy nhiên, các quy định như GDPR của EU lại có chế tài hạn chế đối với những nền tảng như Facebook về cách họ có thể sử dụng dữ liệu của người dùng. Trong điều khoản số 5, luật GDPR quy định rằng dữ liệu cá nhân phải được “thu thập cho các mục đích cụ thể, rõ ràng, hợp pháp và không được xử lý thêm theo cách không phù hợp với các mục đích đó”.

Điều này về cơ bản có nghĩa là mỗi bit dữ liệu mà Facebook thu thập chỉ có thể được sử dụng cho một mục đích cụ thể và sẽ không được phép tái tận dụng cho bất cứ lý do nào khác.

Hãy tưởng tượng bạn cầm một lọ mực trên tay. Lọ mực này là hỗn hợp của tất cả các loại dữ liệu người dùng (3PD, 1PD, SCD, Châu Âu, v.v.) Bạn đổ mực đó vào một chậu nước (hệ thống dữ liệu mở của chúng tôi; văn hóa mở của chúng tôi)… và nó chảy lan đi… khắp nơi. Làm thế nào để bạn đổ lại chỗ mực đó vào lọ mà chúng không bị trộn lẫn?”.

(3PD là dữ liệu của bên thứ ba; 1PD là dữ liệu của bên thứ nhất; SCD là dữ liệu thuộc danh mục nhạy cảm).

Tài liệu bị rò rỉ đã làm sáng tỏ một thực tế rằng dữ liệu người dùng mà Facebook thu thập có thể trở thành một mớ hỗn độn như thế nào nếu không được quản lý đúng cách ngay từ đầu. Facebook nói rằng mặc dù họ không có bất kỳ quyền kiểm soát kỹ thuật nào đối với mọi thành phần dữ liệu, nhưng họ đang đầu tư vào các công cụ để xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu, thách thức trong tương lai.

Thứ Năm, 28/04/2022 09:35
51 👨 405
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ